Hệ thống bảo đảm có sự tham gia (PGS Việt Nam) là một hệ thống chứng nhận chéo giữa những người sản xuất, được xây dựng trên lòng tin, trao đổi kiến thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Hệ thống này được thiết lập từ năm 2008 bởi dự án "Phát triển khung sản xuất và thị trường nông nghiệp hữu cơ Việt Nam" do ADDA tài trợ, thực hiện bởi Hội Nông dân Việt Nam. PGS trở thành thành viên của Liên đoàn Các phong trào nông nghiệp hữu cơ quốc tế (IFOAM) vào năm 2009.
PGS Việt Nam hoạt động trong trung tâm phát triển nguồn lực giám sát có sự tham gia thuộc Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam. PGS Việt Nam chịu trách nhiệm vận hành mạng lưới giám sát và đảm bảo chất lượng hữu cơ cho nông dân quy mô nhỏ đăng ký sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ PGS Việt Nam đã được IFOAM công nhận. Đến nay, hệ thống PGS Việt Nam gồm 212 thành viên nông dân sinh hoạt trong 39 nhóm sản xuất, 6 trại tư nhân, được tổ chức trong 3 liên nhóm: Thanh Xuân (Sóc Sơn), Lương Sơn (Hòa Bình) và Trác Văn (Hà Nam).
Những năm qua, liên nhóm Thanh Xuân (Sóc Sơn) luôn là 1 trong những đơn vị dẫn đầu trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ông Ngô Văn Nghị - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Xuân, Trưởng Liên nhóm cho biết: Liên nhóm Thanh Xuân có 18 nhóm sản xuất, 3 HTX với tổng số 73 thành viên tham gia sản xuất 9,3ha ra hữu cơ. Năm 2020, liên nhóm đã xuất bán 247 tấn rau hữu cơ. Thu nhập bình quân 1ha đạt 950 triệu đồng. Liên nhóm Thanh Xuân hoạt động dưới sự bảo trợ của Hội Nông dân và sự ủng hộ của chính quyền địa phương.
Dự và phát biểu tại Đại hội, tiến sĩ Hà Phúc Mịch - Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những thành tích đạt được của hệ thống PGS Việt Nam trong nhiệm kỳ vừa qua. Ông Mịch đề nghị, nhiệm kỳ mới hệ thống PGS Việt Nam tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, tiếp tục củng cố hệ thống PGS từ nhóm sản xuất đến liên nhóm, duy trì công tác giám sát thanh tra; tiếp tục điều chỉnh cập nhật và cải tiến áp dụng công nghệ số trong toàn bộ hệ thống để giám sát hiệu quả tránh gian lận, đảm bảo 3 nguyên tắc: Quản lý hiệu quả - tối thiểu chi phí -hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường. Đồng thời, PGS Việt Nam tích cực tìm kiếm các nguồn vật tư đầu vào, tài trợ tập huấn nâng cao năng lực cho nông dân và ban quản lý liên nhóm…
Theo Đức Thịnh/danviet.vn
https://danviet.vn/san-xuat-huu-co-nong-dan-khoe-thu-nhap-tang-20210129170950776.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã