Học tập đạo đức HCM

Tiểu vùng du lịch giữa lòng hồ Núi Cốc

Thứ tư - 20/01/2021 21:11
Trong 89 hòn đảo giữa mênh mông Hồ Núi Cốc, có một đảo nhỏ được du khách mặc định đặt cho cái tên rất lạ: Đảo Hiền điên.

“Nữ Chúa” đảo ngọc

Hiền điên là tên của chủ đảo Nguyễn Thị Hiền (Xóm Đá Dựng, xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên). Con đường ven hồ rợp bóng cây xanh dẫn đến trang trại Nguyễn Hiền. Cả một vùng non nước hữu tình hiển hiện lên giữa bốn bề mây núi.

Bà chủ đảo đặc sệt nông dân, tất tả phân bua, xin lỗi vì trễ hẹn 15 phút. Lý do, chị phải chạy lên đồi trám đen kiểm tra lại những cây cho quả màu đen mà không hiểu sao ruột lại màu trắng đục. Cầm trên tay những quả trám vừa ỏm xong, bẻ đôi từng quả ra kiểm tra, Hiền bảo, ruột màu trắng như thế này là lỗi rồi, phải cắt bỏ cây thôi.

Thông thường, đồi trám đen của Hiền được trồng mới bởi cây giống do bạn bè Facebook công tác ở các viện rau quả uy tín cung cấp. Cây sai, cây lệch như thế này là do mua giống ở một số nơi về trồng. Để khắc phục thì phải đào gốc, ép chết lâm sàng một số cây chuẩn, sau đó lấy mầm mới ghép, cấy vào cây cũ thì sẽ được quả trám đen tiêu chuẩn.

Dứt lời, Hiền lại chạy vào trong nhà lấy chai nước dứa ép ra mời khách. Loại nước này được ép từ vườn dứa hơn 1ha của trang trại. Nước dứa ép sản xuất đến đâu được chị chào bán hết đến đó cho các cơ quan trong tỉnh.

Tinh thông, sắc sảo như vậy mà sao lại có biệt danh “Hiền điên”?. Bà chủ đảo sinh năm 1978 lại liền tù tì một mạch tâm sự: Mình tuổi ngựa mà ngựa bất kham nên được gọi như thế. Học chưa xong cấp 1 thì đã xin mẹ đi trồng cây. Xây dựng gia đình thì lại bỏ cây đi làm cát tặc. Thời làm tặc cũng hết, hai vợ chồng bươn trải giữa thành phố, nhưng phận hẩm nên chồng bỏ 2 mẹ con chị đi sớm. Hiền quay về xóm Đá Dựng mua lại mảnh đất của chính 2 vợ chồng đã bán đi trước đây. 8 năm trước, không ai lý giải được quyết định trái khoáy ấy. Ở Hồ núi Cốc, người ta tranh thủ đổ bê tông, xây công trình hút khách du lịch tức thời. Hay đua chen làm đảo hoa mà đón trào lưu chụp ảnh. Hiền lại trồng cây, mà toàn là các loại cây ăn quả. Làm nông nghiệp vốn đã chứa đựng nhiều rủi ro, lại làm ở giữa hồ với nhiều bất thuận thì lấy đâu ra lãi?

Tư duy ngược, cách làm đột phá của chị “Hiền điên” được chốt ở thời điểm năm 2013 với giới hạn 13ha cây trồng các loại.

Dù 4ha cây mít thái đã cho thu hoạch xong chị Nguyễn Thị Hiền vẫn mong muốn thay đổi cây trồng hiệu quả hơn. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Dù 4ha cây mít thái đã cho thu hoạch xong chị Nguyễn Thị Hiền vẫn mong muốn thay đổi cây trồng hiệu quả hơn. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Còn chồi nảy cây!

13ha cây chỉ là phạm vi diện tích mô tả phần nào cá tính mạnh mẽ, tư duy dám nghĩ, dám làm của chị Hiền. Hiện tại, tố chất “điên” của chị vẫn đang vận động không ngừng trong khuôn khổ ấy. Dù đã có 4ha mít thái cho thu hoạch nhưng chị lại đang thay thế dần dần một số diện tích mít thái bằng mít ta. Chị phân tích, trám đen, dứa có thể cấp đông trong thời gian lâu nhưng mít thái không đáp ứng được mong muốn ấy. Qua thực tế, cây mít ta đặc biệt phù hợp với thổ nhưỡng trên đảo. Mít ta ở tuổi thứ 6, thứ 7, sau khi thu hoạch quả với giá trị cao hơn hẳn mít thái còn có giá trị đặc biệt. Đó là cây cảnh quan, cây lâm sản.

Ngoài trám đen, mít, chị cũng quy hoạch trồng hơn 3ha cây dổi. Đặc biệt, chị có hẳn 1ha vườn thí nghiệm cây trồng các loại từ nam chí bắc như chôm chôm nhãn, chôm chôm thái, sầu riêng, măng cụt, bòn bon, cherry... đến chè, cam, vú sữa...

Các loại cá thả trong hồ nước lưu thông nên lớn rất nhanh. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Các loại cá thả trong hồ nước lưu thông nên lớn rất nhanh. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Năm 2019, chị Hiền đã trả được hết các khoản vay cho đầu tư trang trại. Nhìn vào cảnh quan trang trại hiện nay, có nhiều đại gia đã tìm đến đặt vấn đề và trả giá hàng chục tỷ đồng. “Hiền điên” từ chối. Cán bộ tín dụng của ngân hàng ngỡ ngàng khi thấy chị tiếp tục đề xuất vay vốn. Phương án sử dụng vốn vay của chị khiến nhiều người vỡ lẽ.

Chị tiếp tục đầu tư diện tích hơn 5ha hồ cá. Gọi là hồ nhưng mặt nước chính là một phần luồng lạch của hồ núi Cốc. Chị Hiền thuê người lặn xuống lòng hồ, cho thả một giường lưới dài quây vùng với những đường chì nặng vài chục kg. Các loại cá thả trong hồ nước lưu thông nên lớn rất nhanh. Tận dụng một số diện tích không thể trồng cây, chị cho dựng trại nuôi dê, gà, lợn rừng.

Không màu mè, kiểu cách, đảo “Hiền điên” hiện diện như một trang trại hữu cơ. Cây trái cho thu nhập để đầu tư cho chăn nuôi. Chăn nuôi lại tạo ra nguồn phân bón hữu cơ chăm sóc cây trồng. Trang trại đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 8 lao động. Lúc cao điểm, lao động thời vụ lên đến vài chục người. Tiểu vùng du lịch của chị đang trở thành địa chỉ được nhiều người chỉ cho nhau đến trải nghiệm.

Hỗ trợ đắc lực cho chị Hiền là người con trai đang học đại học năm thứ 3. Chia tay, lời chúc xã giao của chúng tôi về sự phát triển bền vững đối với trang trại được “nữ Chúa đáo” thông tin thêm. Trang trại phát triển ổn định, chị sẽ giao hết cho con trai quản lý. Phần mình, chị nung nấu ước mơ phát triển những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đã được chứng minh tại chính trang trại của mình. Đó là cây trồng cho người nghèo. Và chị sẽ xây dựng một vườn ươm cây giống quy mô lớn để cung ứng cho bà con.

Theo Đồng Văn Thưởng/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập116
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại874,761
  • Tổng lượt truy cập90,938,154
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây