Từ nghề trồng hoa lan rừng, không những giúp nhiều gia đình thoát nghèo mà còn mang lại nguồn thu nhập cao. Điển hình như gia đình chị Nguyễn Thị Mỹ Hạnh ở thôn Thành Công, xã Triệu Đề, huyện Lập Thạch (tỉnh Vĩnh Phúc).
Khác với nhiều gia đình trồng các loại hoa thông thường, nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của thị trường, hơn 6 năm nay, gia đình chị Hạnh đầu tư vào trồng phong lan rừng.
Chỉ còn ít thời gian nữa, các loại phong lan rừng như Hoàng Thảo, Giả Hạc, Dáng Hương, Phi Điệp… sẽ đua nhau khoe sắc, đọ hương trong khu vườn của gia đình chị
Đây cũng là nguồn hàng phong lan rừng để phục vụ người chơi hoa vào dịp lễ, Tết năm nay.
Để phục vụ nhu cầu của người chơi lan, chị Hạnh mạnh dạn đầu tư chuyển đổi cây vườn tạp và đất trống của gia đình sang làm nhà vườn trồng lan rừng.
Ngay từ ngày đầu khởi nghiệp, vườn lan rừng của chị chỉ có 40 giò, chủ yếu là các loại Đai Châu, Quế Lan Hương, Long Tu… thì giờ đây, với diện tích 1.000 m2 với vốn đầu tư xây dựng 500 triệu đồng, chị đã có khu vườn lên tới hơn 4.000 giò lan rừng với nhiều loại lan khác nhau.
Chia sẻ với chúng tôi, chị Hạnh cho biết: “Tôi ghép đa dạng các giò lan, to nhỏ khác nhau, từ vài trăm nghìn đồng đến vài chục triệu đồng để phù hợp với nhu cầu của các tầng lớp nhân dân. Ngoài ra, khách hàng từ các tỉnh đến lấy buôn đem đi tiêu thụ mỗi dịp lễ, Tết cũng rất nhiều”.
Trước đây, khi chưa phát triển mô hình nhà vườn quy mô lớn và được nhiều người biết đến, vợ chồng chị Hạnh phải vất vả chở lan đi khắp các chợ trong tỉnh để chào bán. Dần dà, hoa lan do gia đình chị trồng ngày càng được nhiều người biết đến.
Tuy nhiên, để thành công trong nghề chơi lan chẳng dễ dàng gì, rất nhiều người đã gặp phải thất bại khi muốn chinh phục “nữ hoàng” của các loại hoa này và chị Hạnh cũng nằm trong số đó.
Chia sẻ với chúng tôi, chị cho biết, nghề trồng lan đến với gia đình chị khi nghề cây cảnh trước đó khiến nhiều tỷ phú ở địa phương vỡ nợ và khi nhìn thấy phong lan rừng, trong chị xuất hiện một niềm đam mê mạnh mẽ.
Để thực hiện đam mê của mình, chị bắt đầu bằng việc sưu tầm các loài phong lan ở các cánh rừng trong nước. Rồi khi bắt đầu chuyển sang làm nhà vườn.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm trồng lan rừng và chăm sóc, lan chết nhiều, thiệt hại về kinh tế lên tới hàng chục triệu đồng, chưa kể những ngày tháng hai vợ chồng chị dày công chăm sóc.
Sau này, khi đã quen với nhiều nhà vườn và tham gia các hội chơi lan, chị Hạnh có thêm nhiều kinh nghiệm trồng lan và chăm sóc làm sao để cây sau khi nhân giống.
Cây lan rừng sinh trưởng, phát triển tốt, chị Hạnh đã kỳ công mày mò, học hỏi làm cho cho nhiều loài lan rừng ra hoa vào vụ Tết để bán được giá cao…
Để có thêm kiến thức về loài hoa phong lan, trong đó có hoa lan rừng, chị Hạnh thường xuyên lên mạng internet tìm tòi, tự học kỹ thuật, kết hợp với tham quan thực tế. Từ đó, chị chọn cách thiết kế khu vườn trồng hoa lan phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình.
Tại đây, các loại hoa phong lan phát triển trong một môi trường nhân tạo phù hợp, thông qua hệ thống nhà lưới cao ráo, mát mẻ và chế độ chăm sóc tỉ mỉ.
Ngoài ra, chị Nguyễn Thị Mỹ Hạnh ở thôn Thành Công, xã Triệu Đề, huyện Lập Thạch (tỉnh Vĩnh Phúc) còn vận dụng cách treo cây theo tầng giàn, tạo ra những tầng ánh sáng phù hợp với mỗi loại phong lan.
Trung bình mỗi năm, gia đình chị Hạnh nhân giống thành công và bán ra thị trường hàng trăm giò hoa phong lan, trong đó đa số là phong lan có nguồn gốc từ phong lan rừng mang lại thu nhập gần 1 tỷ đồng.
Theo danviet.vn
https://danviet.vn/vinh-phuc-vo-no-vi-o-at-trong-cay-canh-bam-vao-nghe-trong-lan-rung-lai-thu-tien-ty-20201202160828707.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã