Học tập đạo đức HCM

Trung Quốc nhập khẩu gạo Ấn Độ lần đầu tiên sau 30 năm

Thứ tư - 02/12/2020 22:23
Trung Quốc đã phải nhập khẩu gạo Ấn Độ lần đầu tiên trong khoảng ba thập kỷ do nguồn cung từ Thái Lan, Myanmar và Việt Nam bị thắt chặt và giá cao hơn.
Hiện Ấn Độ là nhà sản xuất gạo số một thế giới. Ảnh: The Hindu

Hiện Ấn Độ là nhà sản xuất gạo số một thế giới. Ảnh: The Hindu

Hãng tin Reuters cho biết, Ấn Độ hiện là nước xuất khẩu gạo số một thế giới, trong khi Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu lương thực lớn nhất thế giới.

Trong nhiều năm qua, Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu khoảng 4 triệu tấn gạo mỗi năm, tuy nhiên Bắc Kinh đã tránh mua gạo Ấn Độ vì các vấn đề chất lượng.

Hoạt động nối lại thương mại gạo giữa hai quốc gia đông dân thứ nhất và thứ hai thế giới ở châu Á diễn ra trong bối cảnh quân đội hai nước đụng độ ở khu vực biên giới tranh chấp, hồi tháng 6 khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng.

Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ cho biết, việc Trung Quốc phải chuyển hướng nhập khẩu gạo của nước này sau ít nhất ba mươi năm qua là do các nhà xuất khẩu gạo truyền thống của Trung Quốc là Thái Lan, Việt Nam, Myanmar và Pakistan, năm nay đều hạn chế xuất khẩu mặt hàng này và họ đều đang báo giá cao hơn gạo cùng loại của Ấn Độ ít nhất 30 USD mỗi tấn.

Kể từ đó, chính phủ Ấn Độ đã tiến hành thắt chặt các hoạt động đầu tư đến từ quốc gia láng giềng, trong đó nổi bật là việc New Delhi cấm hàng chục ứng dụng di động của các tập đoàn Trung Quốc, bao gồm cả những “gã khổng lồ công nghệ” như Tencent, Alibaba và ByteDance.

"Đây là lần đầu tiên Trung Quốc mua gạo của nông dân Ấn Độ. Dự báo, với tình hình này họ có thể sẽ còn tăng cường nhập khẩu gạo vào năm tới", ông BV Krishna Rao, Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ cho biết.

Theo Reuters, các doanh nghiệp Ấn Độ đã ký hợp đồng xuất khẩu 100.000 tấn gạo theo các hợp đồng từ tháng tháng 12 năm nay đến tháng 2 năm sau. Giá gạo xuất đi Trung Quốc trung bình đạt khoảng 300 USD/tấn theo phương thức FOB, tức đã bao gồm chi phí vận chuyển ra cảng, làm thủ tục xuất khẩu và thuế xuất khẩu (nếu có).

Trong đó, Thái Lan là quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, đồng thời là nhà cung cấp lương thực chính cho Trung Quốc năm nay đã bị ảnh hưởng nặng nề do hạn hán, khiến năng suất lúa sụt giảm mạnh.

Ước tính, hoạt động xuất khẩu gạo của Thái Lan trong năm 2020 có thể giảm xuống chỉ còn chừng 6,5 triệu tấn, thấp nhất trong vòng 20 năm qua.

Một người phụ nữ Ấn Độ băng qua cánh đồng lúa ở bang Kashmir hôm 24/9/2020. Ảnh: Reuters

Một người phụ nữ Ấn Độ băng qua cánh đồng lúa ở bang Kashmir hôm 24/9/2020. Ảnh: Reuters

"Do cả ba quốc gia sản xuất lúa lớn ở Đông Nam Á năm nay đều gặp những vấn đề khác nhau, gây ra hệ quả là nguồn cung bị hạn chế. Và Trung Quốc cuối cùng không còn lựa chọn nào khác nên buộc phải tìm đến Ấn Độ", Himanshu Agarwal, giám đốc điều hành công ty lương thực Satyam Balajee, nhà xuất khẩu gạo lớn nhất  Ấn Độ cho hay.

Ông Himanshu cho biết thêm: "Tôi không biết việc nối lại thương mại gạo sẽ kéo dài bao lâu nhưng ít nhất thì nó đã bắt đầu chuyển động".

Hiện Tổng cục Hải quan Trung Quốc vẫn chưa chính thức đưa ra các thông tin liên quan đến việc thay đổi thị trường nhập khẩu gạo.

Trong khi đó, chuyên gia phân tích thị trường Yin Xiuying của trang web thương mại ChinaGrain.cn có trụ sở ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang, đông bắc Trung Quốc thì cho biết: "Việc Trung Quốc mua gạo từ Ấn Độ, Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào cũng chỉ nhằm tăng thêm hương vị cho thị trường nội địa, chứ thực chất thương mại gạo có tác động rất hạn chế đến thị trường Trung Quốc".

Ông Yin nói: “Tôi không nghĩ Trung Quốc sẽ tăng nhập khẩu gạo hoặc tiếp tục mua thêm gạo từ Ấn Độ.

Theo Kim Long/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập117
  • Hôm nay38,591
  • Tháng hiện tại909,040
  • Tổng lượt truy cập90,972,433
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây