Dù đã có ít nhiều sự chuẩn bị, nhưng người trồng mía và doanh nghiệp mía đường cũng không tránh khỏi “bị sốc” trước biến động trong bối cảnh hội nhập Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA). Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, trước đây cả nước có 41 nhà máy đường, đến niên vụ 2019 - 2020 đã có 12 nhà máy phải dừng hoạt động. Ðáng chú ý, từ hơn 300 nghìn hộ dân tham gia trồng mía, nay chỉ còn khoảng 170 nghìn người trồng.
Niên vụ 2020-2021, ngành mía đường tiếp tục đối diện với hàng loạt thử thách lớn như dịch bệnh Covid-19, tình hình thiên tai tại miền Trung… bên cạnh ATIGA chính thức có hiệu lực. Nhưng ngành mía đường sau hai năm thử thách đã và đang xây dựng cho mình năng lực cạnh tranh với đường nhập ngoại, đặc biệt là đường Thái Lan.
Giai đoạn cuối năm là thời điểm quan trọng với ngành mía đường khi là vụ thu hoạch chính trong suốt một năm. Từ tháng 11 đến nay, người trồng mía đã mong chờ chính sách thu mua được ban hành chính thức từ các doanh nghiệp. Nhiều người còn cho rằng người trồng mía “đi hay ở” là ở giai đoạn này.
Vừa qua, Công ty Cổ phần Thành Thành Công – Biên Hoà (TTC Sugar) đã chính thức công bố chính sách thu mua cho vụ thu hoạch niên vụ 2020-2021. Theo quan sát thì chính sách thu mua này có nhiều ưu điểm và tạo đủ lợi nhuận để người trồng mía yên tâm gắn bó với cây mía. Cụ thể, mức giá thu mua trung bình từ 860 ngàn đồng - 1 triệu đồng/tấn (cho mía có chữ đường 10 CCS) tại ruộng, tùy theo khu vực và vụ trồng.
Bên cạnh việc đảm bảo “mức giá có lãi” cho người nông dân thì TTC Sugar còn đưa ra chính sách cam kết giá bảo hiểm (mức giá thu mua tối thiểu) ba vụ liên tiếp. Cây mía sau khi thu hoạch có thể lưu gốc trên 3 năm, đây là thời điểm sinh lợi nhất của cây mía. Nhờ bảo hiểm 3 vụ, người trồng mía có thể yên tâm lên kế hoạch canh tác phù hợp để có lợi nhuận cao nhất. Điều này nhất quán với quan niệm “nông dân có lãi, nhà máy có lời” của lãnh đạo Tập đoàn TTC và công ty TTC Sugar.
Một điểm tích cực khác trong chính sách thu mua của TTC Sugar trong niên vụ này là khuyến khích, trợ giá cho những diện tích mía lớn và gần nhà máy. Có thể thấy đây là một động thái nhằm tái định hình vùng nguyên liệu phù hợp và hiệu quả trong bối cảnh hội nhập. Trước đây, với những diện tích manh mún và cách xa nhà máy thì chi phí vận chuyển chiếm tỉ trọng lớn làm tăng giá thành sản xuất, giảm lợi nhuận của người trồng mía. Với việc khuyến khích khách hàng trồng mía phát triển diện tích xung quanh nhà máy sẽ giúp xây dựng vùng nguyên liệu “thật chất” và hiệu quả, người trồng mía và nhà máy đều hưởng lợi. Được biết, TTC Sugar cũng đang hỗ trợ khách hàng trồng mía của mình mở rộng diện tích tập trung qua hoạt động “gộp thửa giao khoán”.
Để có thể tồn tại và phát triển cùng người trồng mía, các doanh nghiệp mía đường cũng phải nhanh chóng thích ứng trước khó khăn. Bên cạnh tích cực xây dựng thương hiệu mạnh, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chuỗi giá trị từ cây mía, TTC Sugar cũng đang xây dựng “hệ sinh thái mía đường”, đáp ứng hầu hết những giải pháp canh tác cho người trồng mía như là một chiến lược phát triển bền vững. Từ nghiên cứu khoa học ứng dụng, phân bón, chế phẩm đến cơ giới nông nghiệp… đều có những dấu ấn của TTC Sugar và đang đem lại hiệu quả khả quan cho người trồng mía.
Niên vụ 2019-2020 sắp qua, mở ra một chương mới đầy hi vọng cho ngành mía đường khi người trồng mía “ở lại” cùng doanh nghiệp mía đường vượt qua sóng gió của hội nhập để tiếp tục phát triển.
Theo PV/nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã