Học tập đạo đức HCM

Nghệ An: Dùng mồi "săn" cáy bằng ruốc hôi và cám lợn siêu nhạy, nông dân thu cả chục triệu

Thứ sáu - 04/12/2020 07:53
Nhiều xã ven sông Lam ở Hưng Nguyên, Nghệ An hàng năm thường bị ngập lụt, nhưng thiên nhiên lại ban tặng cho nhiều thứ “lộc trời”, trong đó có loài cáy. Bà con nơi đây có độc chiêu "săn" cáy bằng ống mồi chứa ruốc hôi và cám lợn khá hiệu quả.
Nghệ An: Dùng mồi "săn" cáy bằng ruốc hôi và cám lợn siêu nhạy, nông dân thu cả chục triệu - Ảnh 1.

Những ngày này, người dân các xã Hưng Lợi, Châu Nhân (Hưng Nguyên, Nghệ An) thường đi săn cáy buổi trưa và chiều. Trước lúc ra đồng, họ chuẩn bị hàng trăm ống mồi để nhử cáy. Chị Nguyễn Thị Lĩnh ở xóm 1, xã Châu Nhân cho biết, nhà chị có khoảng 400 ống mồi, hàng năm làm thêm một số ống mới để bù vào số ống bị thất lạc. Ảnh: Huy Thư

 

Nghệ An: Dùng mồi "săn" cáy bằng ruốc hôi và cám lợn siêu nhạy, nông dân thu cả chục triệu - Ảnh 2.

Ống mồi được làm từ những chai nhựa cắt vát một phần. Mồi săn cáy là ruốc hôi trộn với cám lợn rang thơm được quệt 1 lớp mỏng vào trong ống mồi. Ảnh: Huy Thư

Nghệ An: Dùng mồi "săn" cáy bằng ruốc hôi và cám lợn siêu nhạy, nông dân thu cả chục triệu - Ảnh 3.

Lúc đi săn cáy, các ống mồi được chất vào các bao tải rồi gánh ra ruộng. Theo người dân địa phương, những chân ruộng gần kênh, mương lớn thường có nhiều cáy. Ảnh: Huy Thư

 

Nghệ An: Dùng mồi "săn" cáy bằng ruốc hôi và cám lợn siêu nhạy, nông dân thu cả chục triệu - Ảnh 4.

Phụ nữ thường đặt ống mồi nơi ruộng cạn có nhiều hang cáy. Họ dùng cuốc đào một ít đất để "gá" ống mồi bám chắc vào bờ ruộng. Ảnh: Huy Thư

Nghệ An: Dùng mồi "săn" cáy bằng ruốc hôi và cám lợn siêu nhạy, nông dân thu cả chục triệu - Ảnh 5.

Đàn ông thường lội theo những con mương lớn, đặt ống mồi để săn các loại cáy to. Anh Cao Văn Kiệm ở xóm 1, xã Châu Nhân cho biết, gia đình anh thường đi săn cáy bằng cách đặt ống mồi quệt ruốc hôi và cám lợn. Yêu cầu của việc đặt ống mồi là để ống dốc lên trên khoảng 45 độ, đảm bảo cáy bò vào được nhưng không ra được, mỗi ống mồi cách nhau tầm 1m, đặt liên tục thành những dãy dài. Cách săn này khá hiệu quả, tuy nhiên, được nhiều hay ít còn phụ thuộc vào thời tiết, lượng cáy trên ruộng đã bị săn hay chưa. Ảnh: Huy Thư

 

Nghệ An: Dùng mồi "săn" cáy bằng ruốc hôi và cám lợn siêu nhạy, nông dân thu cả chục triệu - Ảnh 6.

Sau khi đặt ống mồi, người đi săn cáy có thể về nhà hoặc đi làm việc khác. Chờ lúc yên tĩnh, vắng người, cáy trên các chân ruộng sẽ ra khỏi hang để đi tìm mồi. Nghe mùi thơm, cáy sẽ đua nhau bò vào ống mồi và mắc kẹt trong đó. Ảnh: Huy Thư

Nghệ An: Dùng mồi "săn" cáy bằng ruốc hôi và cám lợn siêu nhạy, nông dân thu cả chục triệu - Ảnh 7.

Thường sau khi rải ống mồi vài tiếng đồng hồ, người đi săn cáy sẽ ra ruộng đổ ống lấy cáy. Lúc này, đi trên các bờ ruộng nơi đặt các ống mồi sẽ nghe tiếng cáy bò lổm ngổm. Chỉ cần nghe tiếng cáy bò trong ống, người thợ săn cáy đã biết hôm đó đi săn trúng hay không. Ảnh: Huy Thư

 

Nghệ An: Dùng mồi "săn" cáy bằng ruốc hôi và cám lợn siêu nhạy, nông dân thu cả chục triệu - Ảnh 8.

Thường thì nhà nào đi săn cáy cũng đi từ 2 người trở lên. Một ngày "săn" cáy thường kết thúc vào chiều muộn nhưng nhiều hôm tận đêm mới xong. Hiện tại cáy tươi sống được bán với giá 50.000 đồng/kg. Với khoảng 400 ống mồi, mỗi ngày ra đồng, mỗi hộ nông dân ở huyện Hưng Nguyên cũng kiếm được từ 400.000 - 600.000 đồng, hôm gặp hên thì được tiền triệu. Ảnh: Huy Thư

Nghệ An: Dùng mồi "săn" cáy bằng ruốc hôi và cám lợn siêu nhạy, nông dân thu cả chục triệu - Ảnh 9.

Cáy khá giống cua, nhưng thân có hoa và chân có lông, hay sống ở vùng nước lợ. Cáy có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như, xào, nấu canh, nấu riêu, làm mắm... Ảnh: Huy Thư

Theo danviet.vn
https://danviet.vn/nghe-an-dung-moi-san-cay-bang-ruoc-hoi-va-cam-lon-sieu-nhay-nong-dan-thu-ca-chuc-trieu-20201204161746956.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 01-KH/BCĐTW

về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"

Thông báo số 203/TB-VPĐP

Về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban biên tập, Tổ quản trị Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh

Quyết định số 19/QĐ-VPĐP

Kiện toàn Ban biên tập Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập252
  • Hôm nay19,217
  • Tháng hiện tại150,860
  • Tổng lượt truy cập101,910,403
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây