Học tập đạo đức HCM

An cư trong những ngôi nhà mới: Tiếng nói từ địa phương

Thứ hai - 08/10/2012 21:51
Trong quá trình thực hiện hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ, đa số các địa phương đã tích cực vào cuộc, huy động cả hệ thống chính trị và vận động các tổ chức xã hội tham gia nên đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, mỗi địa phương có điều kiện khác nhau nên việc áp dụng chung một chính sách đôi khi xảy ra bất cập.

Vẫn còn hàng nghìn hộ mong ngóng

Mô hình hay, kinh nghiệm quý

Thái Nguyên có 181 đơn vị cấp xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là xã trung du. Theo số liệu điều tra và quản lý hộ nghèo theo chuẩn giai đoạn 2006 - 2010, Thái Nguyên có 68.227 hộ nghèo, chiếm 10,91% tổng số hộ. Thực hiện Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã phê duyệt tổng số hộ nghèo được hỗ trợ là 13.793 hộ, trong đó có 8.937 hộ dân tộc thiểu số. Trước một chương trình có nhiều ý nghĩa, trong quá trình thực hiện, Thái Nguyên đã nhận được sự ủng hộ, đồng thuận cao của nhân dân, các cá nhân, đơn vị, tổ chức đoàn thể, đặc biệt là các nhà hảo tâm...; ngoài ra, chính các hộ nghèo cũng hết sức nỗ lực để thay đổi số phận.

Ngay sau khi có Quyết định 167, UBND tỉnh Thái Nguyên đã thành lập Ban chỉ đạo để thực hiện chương trình. Theo đó, Ban duy trì chỉ đạo định kỳ 10 ngày/lần, phân công người phụ trách từng đơn vị. Đến đầu tháng 8/2009, theo kế hoạch phân bổ vốn của Trung ương, Thái Nguyên được cấp 8,05 tỷ đồng để hỗ trợ nhà ở cho 1.000 hộ. Tuy nhiên, bằng cách làm sáng tạo, trong 4 tháng cuối năm 2009, UBND tỉnh đã hỗ trợ nhà ở cho 3.700 hộ, nguồn kinh phí còn thiếu thì UBND tỉnh đồng ý ứng trước ngân sách. Đến ngày 31/12/2009, tỉnh đã thực hiện hỗ trợ xong nhà ở cho 4.270 hộ (đạt 31%), vượt so với chỉ tiêu của Trung ương và kế hoạch đề ra.

Năm 2010, số hộ nghèo còn lại của tỉnh là 9.523 hộ, phân bố ở nhiều xã vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, với quyết tâm thực hiện hoàn thành chương trình trong năm 2010, Thường trực Tỉnh uỷ đã chỉ đạo quyết liệt, và đến ngày 31/12/2010, tỉnh đã hỗ trợ nhà ở cho 13.298 hộ, tổng diện tích xây dựng 617.410m2.

Sau 3 năm thực hiện Chương trình 167, nhờ nguồn vốn hỗ trợ ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) mà 4 hộ nghèo có nhà tranh tre vách đất tại thôn Đồng Nâm, xã Đồng Tiến (Phổ Yên - Thái Nguyên) đã xây được nhà ở kiên cố. Được biết, những hộ này đều rất khó khăn, thu nhập không ổn định, vợ chồng con cái đau ốm liên miên, không có khả năng tự xây nhà.

Ông Trần Đăng Minh, Trưởng xóm Đồng Nậm cho biết: “Trong 4 hộ được NHCSXH hỗ trợ vốn để xây nhà có 2 hộ đang phải ở trong nhà tranh tạm bợ, dột nát; 2 hộ còn lại phải ở nhờ nhà của anh em. Vì thế, việc xây được một ngôi nhà kiên cố là điều vô cùng khó khăn với họ. Vì thế, nguồn vốn hỗ trợ ưu đãi từ NHCSXH trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết. Điển hình như hộ anh Trần Đăng Hải, sau gần 20 năm ở nhờ nhà anh trai, năm 2011, sau khi tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng, cùng với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, vợ chồng anh đã vay mượn thêm và xây được ngôi nhà hai tầng khá khang trang”.

Không giấu nổi niềm vui, anh Hải tâm sự: “Trước kia, khi chưa xây ngôi nhà này, vợ chồng tôi phải ở nhờ nhà anh trai, nhưng nhà anh cũng dột nát nên vất vả lắm, trong khi đó, tôi lại thường xuyên ốm đau, hai vợ chồng không có thu nhập gì đáng kể ngoài đi làm phụ hồ. Năm 2011, sau khi nhận được nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH, vợ chồng tôi quyết định vay thêm tiền từ các kênh khác, cộng với sự giúp đỡ của anh em trong gia đình để xây căn nhà hai tầng rộng gần 100m2. Giờ đây, vợ chồng tôi không phải lo nghĩ về nơi ở nữa mà chỉ lo làm ăn để trả nợ”.

Tỉnh nghèo nhưng quyết tâm

 

Sau gần 20 năm ở nhờ, khi được vay vốn vay ưu đãi
của NHCSXH và sự giúp đỡ của chính quyền địa phương,
các đoàn thể mà gia đình anh Hải đã xây được ngô nhà khang trang.


Mặc dù Thanh Hoá là tỉnh nghèo, dân số đông thứ ba cả nước, với 27 huyện, thị xã, thành phố, có địa hình phức tạp với cả miền núi, trung du, đồng bằng lẫn ven biển, song nhờ sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự phân công cụ thể từ cấp tỉnh đến huyện, xã nên việc thực hiện Chương trình 167 tại đây diễn ra khá thuận lợi và nhanh chóng. Đặc biệt là trong quá trình triển khai, tỉnh thường xuyên nhận được sự quan tâm, hướng dẫn kịp thời của Bộ Xây dựng, NHCSXH Việt Nam.

 

Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình 167, tổng số hộ nghèo có nhà ở kiên cố trên địa bàn đạt 32.086 hộ.

Chia sẻ kinh nghiệm của tỉnh, ông Vương Văn Việt, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho rằng: “Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở rất hợp lòng dân, được nhân dân phấn khởi đón nhận. Đặc biệt là việc hỗ trợ kinh phí trực tiếp đến các hộ gia đình đã giúp họ chủ động triển khai kế hoạch, đồng thời đảm bảo tính công khai, công bằng và minh bạch. Đối với 7 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a, việc lồng ghép Chương trình 167 đã giúp các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện, nhờ đó tỉnh đã hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho 7 huyện nghèo trước Tết Nguyên đán năm 2012”.

Tại Lâm Đồng, nơi có diện tích rừng che phủ trên 61%, khoảng 22% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, đến tháng 12/2010, tỉnh đã xây được 7.372 căn nhà 167, đạt 100% kế hoạch đề án được phê duyệt, xong trước 2 năm so với mục tiêu chung của cả nước. Tới tháng 4/2012, tỉnh đã hoàn thành xong chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. 

 

Sự chung tay góp sức của cả cộng đồng cũng là nhân tố quan trọng góp phần chương trình sớm đi đến thành công.

Để đạt được kết quả đáng nể trên, trong quá trình triển khai, Lâm Đồng đã huy động nhiều tổ chức, cá nhân tận tâm với hộ nghèo vào cuộc. Trong đó, nhiều địa phương có cách làm sáng tạo trong công tác chỉ đạo, huy động nguồn nhân lực, kinh phí, vật liệu, đồng thời các gia đình đã chủ động trong việc vay vốn ngân hàng, kêu gọi họ hàng, dòng tộc ủng hộ tiền của và công sức tham gia xây dựng.

 

Huyện Đắk R’Lấp được xem là điểm sáng của tỉnh Đắk Nôngtrong việc vận dụng hiệu quả đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở của tỉnh theo Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ. Ông Nguyễn Ngọc Lợi, Phó trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện cho biết, từ năm 2008 đến nay, toàn huyện đã xây được 261 căn nhà cho hộ nghèo khó khăn về nhà ở. Sở dĩ huyện xây nhà nhanh hơn các địa phương khác là vì đã linh động ứng trước vốn ngân sách địa phương để hỗ trợ hộ nghèo làm nhà khi vốn Trung ương chưa về kịp. Mặt khác, do ý nghĩa thiết thực của chương trình nên nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã tích cực hỗ trợ kinh phí để huyện làm nhà cho hộ nghèo.

Đơn cử như từ đầu năm 2011 đến nay, Đắk R’Lấp đã triển khai thực hiện làm 55 nhà với tổng giá trị 1.925 triệu đồng, mỗi căn trị giá 35 triệu đồng, trong khi theo quy định là 19 triệu đồng. Có được điều này là do Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư phát triển đã hỗ trợ 20 triệu đồng/căn, Trung ương hỗ trợ 7 triệu đồng và NHCSXH cho vay 8 triệu đồng. Thế nhưng nguồn vốn này đến nay vẫn chưa có nên huyện đã chủ động trích ngân sách 550 triệu đồng ứng trước để thực hiện.

Cái khó khi triển khai hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo ở Đắk Nông là nhiều gia đình không có đất đai, phải đi ở nhờ nhà bà con nên việc cấp đất cho họ xây nhà gặp nhiều vướng mắc. Điều đáng mừng là ở Đắk R’Lấp, điều này đã được khai thông khi địa phương bám sát hoàn cảnh thực tế của từng gia đình, vận động bà con, họ hàng giúp đỡ để hộ nghèo có điều kiện xây dựng nhà ở. Theo đó, nhiều gia đình đã sẵn sàng nhượng một phần diện tích đất của mình để hộ nghèo làm nhà theo tinh thần lá lành đùm lá rách, nhường cơm xẻ áo.

Đáng chú ý là, trong khi nhiều tỉnh triển khai Chương trình 167 khá tốt thì một số tỉnh vẫn còn lơ là, chưa quyết tâm trong công tác chỉ đạo, dẫn đến kế hoạch bị chậm lại. Về việc này, Bộ Xây dựng đánh giá: “Một số địa phương chưa hoàn thành chương trình là do nhận thức chưa đầy đủ về mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của chương trình nên chưa có sự quan tâm đúng mức. Công tác bình xét các đối tượng vẫn có nơi làm chưa tốt, dẫn đến một số đối tượng không đủ tiêu chuẩn phải loại khỏi danh sách hoặc bỏ sót đối tượng, phải làm bổ sung....”.

Rõ ràng, để Chương trình 167 sớm về đích thì lợi thế của địa phương chỉ là một phần, điều quan trọng hơn phải là nâng cao sự quyết tâm, ý thức chính trị của các cấp lãnh đạo địa phương trong công tác chỉ đạo. Đồng thời, sự chung tay góp sức của cả cộng đồng cũng là nhân tố quan trọng góp phần chương trình sớm đi đến thành công.

Phong - Văn – Đạo

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập199
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại732,011
  • Tổng lượt truy cập90,795,404
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây