Đó là lời khẳng định của PGS-TS Phạm Văn Dư – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) tại Hội nghị “Phát triển lúa và xây dựng thương hiệu gạo trên vùng lúa luân canh tôm ở ven biển ĐBSCL” vừa được tổ chức ở Sóc Trăng.
![]() |
Có thể xây dựng vùng lúa - tôm thành những cánh đồng lúa chất lượng cao với thương hiệu riêng phục vụ xuất khẩu. |
Mở cửa ra thị trường
PGS-TS Phạm Văn Dư cho biết, hệ thống canh tác lúa – tôm là một hệ thống đặc thù của vùng ven biển Nam Bộ và có nhiều lợi thế để phát triển ổn định. “Tiềm năng mở rộng hệ thống canh tác lúa – tôm của vùng còn rất lớn, quy mô sản xuất có thể đạt đến 200.000ha, đóng góp hàng năm khoảng 800.000 tấn lúa.” – PGS-TS Phạm Văn Dư cho hay.
Do đặc thù là vùng đất nhiễm mặn nên năm nay Bộ NNPTNT đã đưa ra 15 bộ giống lúa chịu mặn triển vọng cho vùng lúa - tôm ĐBSCL.
Đó là các giống:
OM6904, OM6955, OM7222, OM8017, OM9577, OM9579, OM9581, OM9584, OM9586, OM9601, OM9605, OM9915, OM9916, OM9921 và OM10639.
Ông nhẩm tính, nếu toàn bộ sản lượng lúa trên được trồng theo phương pháp hữu cơ sẽ cho ra khoảng 400.000 tấn gạo hữu cơ/năm. Sau khi trừ 100.000 tấn cho tiêu dùng nội địa, còn lại xuất khẩu, lấy giá bán thấp nhất hiện nay là 1.000USD/tấn thì cũng thu về được ít nhất 300 triệu USD/năm.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Trương Thanh Phong - Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam xác nhận nhiều giống lúa thơm của vùng lúa – tôm đã xuất khẩu tốt, có thị trường, như các giống lúa ST của Sóc Trăng. “Nếu tính toán và chọn lựa giống lúa sản xuất hợp lý thì với sản lượng 800.000 tấn của vùng, việc tiêu thụ sẽ không gặp khó khăn. Hiệp hội sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc hỗ trợ tiêu thụ cho các địa phương và bà con nông dân” - ông Trương Thanh Phong khẳng định.
Phát huy lợi thế riêng của vùng
Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Bùi Bá Bổng, vùng sản xuất 1 vụ lúa – 1 vụ tôm ở các tỉnh ven biển ĐBSCL là một hệ thống canh tác độc đáo của Việt Nam. Vì đây là vùng nuôi tôm nên khi trồng lúa cũng không dùng nhiều thuốc trừ sâu và phân hóa học. Đó là điều kiện rất thuận lợi để phát triển các giống lúa chất lượng cao, an toàn theo phương pháp hữu cơ hoặc VietGAP, GlobalGAP.
Thứ trưởng Bùi Bá Bổng khẳng định, thời gian tới để đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu, 200.000ha diện tích lúa – tôm toàn vùng chỉ cần tập trung canh tác một giống lúa. Giống lúa đó có thể là giống chất lượng cao hoặc giống lúa thơm, nhưng năng suất chỉ cần 3 tấn/ha là đủ vì 3 tấn này giá bán đã bằng 6 tấn lúa thường.
Phúc Khang - Phụng Anh
Ngày 10/10/2012 - Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025