Ông Nguyễn Minh Châu, Phó chủ tịch VSSA cho biết, dự kiến trong niên vụ 2012-2013, 40 nhà máy đường trong cả nước sẽ sản xuất xấp xỉ 1,6 triệu tấn đường các loại trong khi nhu cầu trong nước chỉ khoảng 1,4 triệu tấn. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, bánh kẹo, nước giải khát - những đơn vị có nhu cầu tiêu thụ đường nhiều thì vẫn phàn nàn về việc có những lúc không mua được đường. Trước tình hình trên, VSSA đã mời các nhà sản xuất thực phẩm và tiêu thụ đường lớn trên toàn quốc để bàn hướng hợp tác, giải quyết đầu ra cho ngành đường VN trong năm 2013. Ôg Nguyễn Thanh Long, Chủ tịch VSSA đề nghị các doanh nghiệp tiêu thụ đường trong năm 2012 hạn chế nhập khẩu đường, ưu tiên dùng hàng trong nước, không dùng đường lậu, không xin giảm thuế nhập khẩu đồng thời ký kết song phương các hợp đồng tiêu thụ, cung cấp. Ngành mía đường nước ta đang đứng trước muôn vàn khó khăn khi giá đường trong nước xuống thấp và bị đường Thái Lan nhập lậu thao túng thị trường. Giá mía nguyên liệu ở đồng bằng sông Cửu Long liên tục sụt giảm và khó tiêu thụ, khiến hàng loạt hộ trồng mía như ngồi trên lửa. Hiện các nhà máy đường và nông dân đều thua lỗ, trong khi vụ sản xuất mía đường 2012 - 2013 còn rất dài. Theo ông Long, vụ mía đường năm nay khó khăn gấp nhiều lần so với năm ngoái, bởi ngành mía đường đang đối mặt với những bất lợi từ trong nước lẫn thế giới. Cụ thể, giá đường cát trong nước liên tục giảm chỉ còn 15.000 - 15.200 đồng/kg, giảm 3.000 - 3.500 đồng/kg so cùng kỳ năm ngoái. Với giá này sau khi trừ chi phí các nhà máy đường lỗ từ 500 - 800 đồng/kg. Mặc dù giá giảm nhưng các nhà máy chế biến vẫn khó bán được đường. Điển hình như 2 nhà máy Phụng Hiệp và Vị Thanh, từ đầu vụ đến nay sản xuất trên 12.000 tấn đường, nhưng mới bán được 30% sản lượng (lỗ hơn 10 tỷ đồng); 70% còn lại phải trữ trong kho chịu tốn kém thêm chi phí. Mặt hàng đường trong nước đang bị đường nhập lậu của Thái Lan đã tác động làm giá đường giảm và khó tiêu thụ. Thống kê của các ngành chức năng, đường lậu tràn vào nước ta mỗi năm khoảng 400.000 tấn, bán giá thấp hơn đường trong nước từ 500 đồng/kg trở lên (tùy thời điểm), nên họ thao túng thị trường. Chúng ta thử hình dung, các nhà máy đường trong nước vừa phải đầu tư vùng nguyên liệu, sản xuất phải đóng thuế… còn các nhà kinh doanh đường lậu họ trốn thuế nên bán giá thấp. Vì vậy, đường trong nước không thể cạnh tranh lại. Giá đường thế giới cũng giảm mạnh từ hơn 700 USD/tấn xuống còn 413 - 455 USD/tấn. Do giá đường thế giới và trong nước đều giảm, nên giá mía nguyên liệu ở ĐBSCL buộc phải giảm theo. Trong khi đó, các doanh nghiệp tiêu thụ đường cũng cho biết họ ủng hộ chủ trương sử dụng đường sản xuất trong nước. Tuy nhiên, cái khó nhất là giá đường trong nước biến động quá nhiều, có lúc lên đến 50% làm đảo lộn kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều ý kiến cho rằng, ngành mía đường cần quy hoạch lại một cách hợp lý về thời vụ, nâng quy mô sản xuất lớn hơn, ứng dụng cơ giới hóa. Các nhà máy đầu tư thiết bị hiện đại, giảm số lượng lao động, tiến tới tự động hóa nhiều khâu nhằm giảm chi phí, tăng chất lượng… cơ quan quản lý nhà nước cũng cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ ngành mía đường về vốn, đặc biệt là ngăn đường nhập lậu, có như vậy ngành mía đường mới phát triển ổn định bền vững. Quang Minh Nguồn:kinhtenongthon.com.vn | ||
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã