Học tập đạo đức HCM

Bàn giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Thứ bảy - 15/06/2013 20:03
Ngành nông nghiệp tiếp tục điều chỉnh cơ cấu sản xuất, tập trung cao cho các lĩnh vực đem lại giá trị gia tăng.

(Ảnh minh họa: Hà Thành)

Chiều 6/6, tại Hà Nội diễn ra hội nghị bàn các giải pháp thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Tại Hội nghị, đại diện cơ quan quản lý và nhà khoa học đều đánh giá cao 5 nhóm giải pháp chính trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gồm: Nâng cao chất lượng quy hoạch gắn với giám sát nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước; Khuyến khích và thu hút đầu tư tư nhân; Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đầu tư công; Cải cách thể chế trong đó chú trọng tiếp tục sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước và nâng cao năng lực cho kinh tế hợp tác; Tiếp tục sửa đổi hoàn thiện hệ thống chính sách trong nông nghiệp liên quan đất đai, thương mại… để tạo động lực cho sản xuất nông nghiệp.

Đa số ý kiến  đại biểu cho rằng thực hiện các giải pháp cần gắn với việc quán triệt Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 – 2020.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết, thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục điều chỉnh cơ cấu sản xuất, tập trung cao cho các lĩnh vực đem lại giá trị gia tăng cho người tham gia sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông lâm nghiệp thủy sản.

Tiếp tục duy trì và nâng cao tốc độ tăng trưởng của ngành, không chạy theo số lượng sản phẩm mà chuyển mạnh sang nâng cao hiệu quả thể hiện bằng giá trị và thu nhập của người sản xuất kinh doanh. Cơ cấu phương thức sản xuất để đáp ứng hài hòa các yêu cầu cả về kinh tế, xã hội và môi trường để đảm bảo phát triển bền vững và lấy nâng cao phúc lợi của người dân là nhiệm vụ trọng tâm.

Trong giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp sẽ đạt từ 2,6% đến 3%/năm  và  từ 3,5% đến 4% trong giai đoạn 2016-2020. Đến năm 2020 thu nhập hộ gia đình nông thôn tăng lên 2,5 lần so với năm 2008; số xã đạt tiêu chí nông thôn mới là 20% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020…/.


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Kế hoạch sô 249/KH-VPĐP

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và CĐS” của VPĐP thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh

Thông báo số 15-TB/BCĐ

Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, ĐMST và CĐS

Thông báo số 339/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập89
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm88
  • Hôm nay36,533
  • Tháng hiện tại631,427
  • Tổng lượt truy cập102,390,970
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây