Học tập đạo đức HCM

Biển Hà Tĩnh hồi sinh sau “bão cá”

Thứ tư - 15/06/2016 05:37
Hơn 2 tháng đã trôi qua, kể từ ngày đầu tiên phát hiện cá chết hàng loạt tại Kỳ Anh (Hà Tĩnh), có mặt hôm nay tại những làng chài ven biển chúng tôi cảm nhận được những khác biệt thấy rõ: Hoạt động ra khơi, vào lộng, đánh bắt cá tôm của bà con ngư dân đã tấp nập hẳn. Khách du lịch cũng đã có mặt nhiều hơn tại các bãi tắm của tỉnh này.
Ông Vẫn sửa soạn lại đồ cầu mực sau chuyến ra khơi. Ảnh: T.G
Ông Vẫn sửa soạn lại đồ cầu mực sau chuyến ra khơi. Ảnh: T.G
 

Ngư dân bắt đầu có lãi

7h sáng 11/6, khi chúng tôi có mặt tại làng chài Hải Thanh (xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh), hơn chục tàu thuyền của ngư dân cập bến sớm đã “xuống” xong cá tôm với tiếng cười nói rôm rả cả vùng. Tiếng gọi nhau, tiếng còi xe inh ỏi ra vào chở cá khiến chúng tôi cảm nhận được không khí sôi động đã trở lại với bãi biển này.

Vừa kéo thuyền vào chỗ neo đậu xong, anh Đào Văn Vẫn (SN 1971, trú xóm Hải Thanh) nhanh chóng đưa mấy cân mực và ghẹ vừa đánh bắt được cho vợ mình kịp về đi bán, còn anh Vẫn ở lại sửa soạn đồ đạc trên thuyền chuẩn bị cho chuyến ra khơi vào buổi chiều. “Chuyến ni (này) không lỗ nhưng cũng không ăn thua”, anh Vẫn cười vui vẻ và cho biết trong suốt cả tuần qua, 6 ngày anh ra khơi thì có 3 ngày lãi, 2 ngày đủ vốn và 1 ngày lỗ. Mặc dù những chuyến ra khơi gần đây không có lãi nhiều nhưng anh Vẫn và hàng trăm hộ dân trong xã Kỳ Lợi vẫn bám biển ra khơi mỗi ngày. Với tiêu chí lấy ngày lãi bù ngày lỗ, anh Vẫn tiếp tục với công việc đánh bắt cá và mực như hàng chục năm qua.

Theo anh Vẫn, người dân trong xã bắt đầu ra khơi rầm rộ trở lại từ khoảng 1 tháng trước. So với dịp này năm ngoái, nguồn hải sản có giảm hơn, giá cả cũng thấp hơn nhưng thị trường tiêu thụ đã bắt đầu có những chuyển biến tích cực, giúp người dân có thể tiêu thụ được nguồn hải sản khi đánh bắt về so với 2 tháng trước là thấyvui lắm rồi. “Dù chưa có lãi nhiều trong mỗi chuyến ra khơi, tuy nhiên, được cùng nhau quay lại đánh bắt trên biển như thế này là chúng tôi thấy mừng rồi. Thị trường tiêu thụ cá, hải sản cũng đang tốt trở lại. Chúng tôi cũng chỉ mong mọi thứ sớm trở lại bình thường thôi”, anh Vẫn chia sẻ.

Cũng như anh Vẫn, suốt gần 1 tháng qua, hai bố con anh Nguyễn Minh Hoàng (SN 1991, trú xóm Hải Thanh) đã tìm lại được niềm vui khi dong thuyền ra khơi đánh cá. Anh Hoàng cho biết, cuộc sống của gia đình phụ thuộc hoàn toàn vào nghề đi biển, sau một thời gian dài ở nhà, hai bố con anh cùng người dân trong xã quyết định tiếp tục ra khơi khi thấy thị trường hải sản hồi phục trở lại, cũng như những biện pháp hỗ trợ tích cực từ các cấp chính quyền.

Hải sản tươi sống hút khách

Gần 1 tháng lại đây, niềm vui cũng bắt đầu nhen nhóm trở lại với hàng loạt hộ dân kinh doanh nhà hàng hải sản dọc cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh) khi du khách tìm về đây mỗi ngày một đông. Theo các hộ dân kinh doanh, 3 tuần trở lại đây, bắt đầu có du khách đến du lịch và ăn hải sản. Hiện lượng khách đến đây mỗi ngày vẫn chưa nhiều và tấp nập như trước, tuy nhiên vẫn có khách ra vào ăn uống mỗi ngày.

Cách đó khoảng 50km, bãi biển Thiên Cầm (thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), từ đầu giờ chiều đã có rất đông người dân địa phương và du khách từ khắp nơi đổ về bãi biển. Càng về tối, lượng du khách càng đông khiến bãi biển trở nên huyên náo.

Chị Trần Khánh Loan (một du khách đến từ quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, sau nhiều đắn đo, suy nghĩ, chị cũng quyết định “kéo” gia đình cùng nhóm bạn đến bãi biển Thiên Cầm nghỉ trong 3 ngày, 2 đêm. Theo chị Loan, Thiên Cầm là một bãi biển tuyệt đẹp, mặc dù có nhiều nghi ngại khi thời gian qua liên tục xuất hiện tình trạng cá biển tại Hà Tĩnh chết không rõ nguyên nhân. Nhưng khi tìm hiểu và biết vùng biển này vẫn trong sạch và an toàn nên chị quyết định dành kỳ nghỉ hè của gia đình mình cho biển như mọi năm.

“Thời tiết nắng nóng như thế này mà được đi biển thì rất tuyệt. Người dân ở đây không những thân thiện, mến khách mà các dịch vụ, hải sản cũng rất tươi ngon. Nhất định chúng tôi sẽ ghé thăm bãi biển này vào hè năm sau”, chị Loan vui vẻ cho biết.

Anh Nguyễn Chu Quế (SN 1980, chủ nhà hàng hải sản Quế Liên) cho biết, sau nhiều nỗ lực thu hút khách du lịch như đăng tải các kết quả quan trắc nước biển đạt ngưỡng an toàn lên các trang mạng xã hội. Các chủ nhà hàng, khách sạn và những hộ kinh doanh các mặt hàng khác cũng đã đồng loạt có các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút du khách đến đây. Hiện tại lượng du khách đến bãi biển này đang có xu hướng tăng.

“Nếu so sánh với mọi năm thì lượng khách về Thiên Cẩm thời điểm hiện tại có ít hơn. Vì vậy, những người kinh doanh ở đây vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Dù vậy, ai cũng vui vì lượng khách đến bãi biển đang dần được cải thiện, chúng tôi hy mong một mùa du lịch sẽ khởi sắc trong dịp sắp tới”, anh Quế chia sẻ.

Nước biển tại 7 bãi tắm Hà Tĩnh đảm bảo an toàn

Thực hiện chỉ đạo của Bộ TN&MT, UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc quan trắc lấy mẫu, đánh giá chất lượng nước biển, ven biển, ngày 6/6, Sở TN&MT Hà Tĩnh đã lấy mẫu nước tại 7 bãi tắm, khu du lịch để kiểm nghiệm. Nước được lấy tại bãi tắm: Xuân Hải (Thạch Bằng – Lộc Hà), Xuân Thành (Nghi Xuân), Thạch Hải (Thạch Hà), Thiên Cầm (Cẩm Xuyên), Kỳ Ninh (TX. Kỳ Anh), Mũi Đao (Kỳ Nam - TX. Kỳ Anh) và Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh). Kết quả phân tích 12 thông số (nhiệt độ, pH, Oxy, hòa tan (DO), độ đục, chất rắn lơ lửng (TSS), Amoni (NH4+-N), Photphat PO43—P), mangan (Mn), Asen (As), sắt (Fe), Xyanua (CN), Coliform) theo hướng dẫn tại văn bản 271/QTMT ngày 28/4/2016 của Trung tâm Quan trắc môi trường – Tổng Cục môi trường cho thấy, nước biển tại các khu vực trên đều nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Nhiều biện pháp hỗ trợ tích cực cho ngư dân

Trong thời gian qua, tỉnh Hà Tĩnh đã có những biện pháp tích cực nhằm hỗ trợ cho người dân như: Hỗ trợ tiền điện cho các điểm thu mua lớn để chạy các kho cấp đông những mẻ cá đạt chất lượng mà bà con ngư dân đánh bắt được thành lập các điểm bán cá có giấy chứng nhận đánh bắt ở những vùng biển an toàn. Đồng thời, lập ra đường dây nóng để ghi nhận và giải đáp những thắc mắc của bà con ngư dân, hướng dẫn bà con điểm đánh bắt và thủ tục giấy tờ chứng nhận điểm đánh bắt an toàn.

Theo Đ.Việt - P.Ngọc/Báo Gia đình & Xã hội


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập379
  • Hôm nay82,753
  • Tháng hiện tại787,866
  • Tổng lượt truy cập90,851,259
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây