Học tập đạo đức HCM

Phân bón giả tràn lan trên thị trường: Trách nhiệm của ai?

Chủ nhật - 12/06/2016 22:11
Dư luận có quyền đặt câu hỏi về trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ và chính quyền các địa phương trong quản lý và sử dụng phân bón.

Tình trạng sản xuất, buôn bán phân bón giả, kém chất lượng diễn biến  phức tạp. Theo thông kế của Bộ NN&PTNT, trên thị trường có 50% là phân bón giả, không đủ chất lượng. Mỗi năm, ngành nông nghiệp nước ta bị thiệt hại gần 2 tỷ USD do phân bón giả, kém chất lượng. 

Như vậy, dư luận có quyền đặt câu hỏi về trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và chính quyền địa phương trong lĩnh vực này.

phan bon gia tran lan tren thi truong: trach nhiem cua ai? hinh 0
 Trên thị trường có 50% là phân bón giả, không đủ chất lượng. (Ảnh minh họa: KT)
Thực tế hiện nay, việc quản lý phân bón vô cơ do Bộ Công Thương quản lý còn Bộ NN&PTNT quản lý phân bón hữu cơ và phân bón lá. Bộ NN&PTNT đã cấp phép gần 5.300 chủng loại phân bón có trong danh mục. Bộ Công Thương đã cấp xong giấy hợp chuẩn, hợp qui cho các doanh nghiệp với số lượng xấp xỉ 1.000 loại. Phân bón nằm ngoài danh mục, trôi nổi trên thị trường ước tính cũng xấp xỉ 1.000 loại.

 

Theo kết quả kiểm tra của Bộ NN&PTNT thì trên thị trường có tới 50% là phân bón giả, không đủ chất lượng. Với tình trạng cấp giấy chứng nhận phân bón như hiện nay thì công tác quản lý, sản xuất, kinh doanh và hướng dẫn sử dụng cho người nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Cũng chính từ tồn tại này nên phân bón giả, phân bón nhái, kém chất lượng thời gian qua đã có “đất” để phát triển.

Theo TS. Nguyễn Đăng Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Tư vấn Nông nghiệp Nhiệt đới, các quốc gia có tỷ trọng nông nghiệp lớn cũng chỉ tồn tại và sử dụng từ 20-30 loại phân bón.  

 
 

 

“Nghị định 202-CP giao phân bón vô cơ cho Bộ Công Thương quản lý nên khó kiểm soát. Không đâu như ở nước ta có trên 6.000 loại phân bón trên thị trường điều này sẽ dẫn đến nông nghiệp ảnh hưởng, chất lượng hàng hóa nông sản trong nước ảnh hưởng”, TS. Nguyễn Đăng Nghĩa cho biết.

Cục Trồng trọt là đơn vị đầu mối quản lý cấp phép về lĩnh vực sản xuất phân bón hữu cơ. Tuy nhiên, theo kết luận của Thanh tra Bộ NN&PTNT vừa công bố, 11 đơn vị được Cục Trồng trọt cấp giấy cho phép chứng nhận hợp quy sản phẩm phân bón đều sai phạm?! Hiện nay, Bộ Công Thương, Cục Hóa chất quản lý cấp phép, chứng nhận hợp quy đến 90% các loại phân bón trên thị trường nước ta. Tính đến cuối năm 2014 Bộ Công Thương đã cấp phép chỉ định 12 Trung tâm khảo nghiệm, cấp chứng nhận hợp quy và 30 Trung tâm thí nghiệm phân bón.

Tuy nhiên, theo ông Hồ Quang Thái, Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, đến thời điểm này, Bộ Công Thương vẫn chưa kiểm tra, giám sát hoạt động này. Ngay cả khi vấn đề phân bón rởm đang được các cơ quan chức năng quan tâm vào cuộc, nhưng  Bộ Công Thương vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

“Bộ Công Thương ban hành ủy quyền cho Trung tâm khảo nghiệm vùng Nam bộ chỉ có hai loại phân DAP, phân lân nung chảy thì đơn vị này đã cấp vượt thẩm quyền trái quy định ở vùng Nam bộ hơn 1.200 sản phẩm. Ban chỉ đạo 389 Quốc gia đã gửi Công văn đến Bộ Công Thương yêu cầu xử lý nhưng chưa có trả lời”, ông Thái cho biết.

Theo Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, thủ đoạn của các đối tượng sản xuất phân bón giả rất tinh vi, phức tạp và nhất là được sự tiếp tay của một số cán bộ nhà nước, ngay từ việc cấp giấy chứng nhận sản phẩm.

Ví dụ như vụ phát hiện sản xuất phân bón giả của Công ty Thuận Phong ở Đồng Nai. Công ty này thuê đất sản xuất để tránh kiểm tra, rồi mua phân bón không rõ nguồn gốc đóng chai, in tem mác  nhập khẩu nước ngoài. Bộ Khoa học và Công nghệ có văn bản khẳng định Công ty Thuận Phong sản xuất phân bón giả. Bộ Tư pháp cũng chỉ rõ tội kinh doanh trái phép của Công ty này, nhưng Công an tỉnh Đồng Nai không khởi tố vụ án mà chỉ xử phạt hành chính.

Ông Trần Hùng, Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia cho rằng: Xử phạt như vậy không đủ tính răn đe đối với hành vi sản xuất phân bón rởm, vì loại tội phạm này gây tác hại vô cùng lớn đối với kinh tế, xã hội.

Thị trường phân bón giả đang diễn biến phức tạp, mỗi năm gây thiệt hại cho nước ta khoảng 2 tỷ USD. Việc buông lỏng quản lý Nhà nước cùng với việc xử lý chưa nghiêm các sai phạm về phân bón giả, phân bón kém chất lượng trên thị trường đã và đang gây thiệt hại nặng nề cho con nông dân./.

Theo Mạnh Phương/VOV
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập381
  • Hôm nay82,661
  • Tháng hiện tại787,774
  • Tổng lượt truy cập90,851,167
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây