Học tập đạo đức HCM

Cà phê Việt Nam: Hướng đến sự phát triển bền vững

Thứ hai - 11/03/2013 21:33
Theo số liệu của Bộ NN & PTNT, năm 2012 cả nước xuất khẩu 1,7 triệu tấn cà phê, trị giá hơn 3,4 tỷ USD, đứng đầu về lượng xuất khẩu.
Trong khuôn khổ các hoạt động nhân dịp Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4 năm 2013, ngày 10-3, chủ đề "Hướng đến phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam” đã được các chuyên gia trong ngành "mổ xẻ” kỹ lưỡng tại cuộc đối thoại trực tuyến do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức.  
 
 
2012 - năm thành công của ngành cà phê Việt Nam
Ảnh: T.L
 
Nhiều lợi thế…
 
Chiều ngày 9-3, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức  Lễ hội đường phố. Đây là chương trình mở màn cho Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4-năm 2013. Chương trình Lễ hội đường phố mang chủ đề "Thế giới cà phê- Cà phê thế giới”. Tham gia Lễ hội đường phố lần này có sự góp mặt của 150 nghệ nhân cồng chiêng; 400 thanh thiếu niên với các tiết mục múa, múa rối, kèn đồng. Ngoài ra, còn có 157 xe hoa..
Bá Thăng
Tại cuộc đối thoại, ông Y Dhăm Ênuôl, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk khẳng định, 2012 là năm thành công của ngành cà phê nếu tính theo niên vụ 1-9-2011 đến 30-9-2012. Theo số liệu của Bộ NN & PTNT, cả nước ước xuất khẩu 1,7 triệu tấn, trị giá hơn 3,4 tỷ USD, đứng đầu về lượng xuất khẩu. Có được thành quả này, theo ông Y Dhăm Ênuôl, là do 4 nguyên nhân. Thứ nhất là diện tích cà phê khá ổn định. Thứ hai là trình độ, từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch, đặc biệt là chế biến ngày càng phát triển. Thứ ba, khác hẳn so với mọi năm, năm 2012, thị trường thu mua cà phê đã không còn tình trạng DN ép giá như trước khiến người nông dân rơi vào thế thụ động. Nay, người nông dân là chủ nhân quyết định sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh lành mạnh hơn giữa các DN trong và ngoài nước cũng khiến các DN trong nước phải tính toán lại, nâng sức cạnh tranh. Thứ tư, mối liên kết giữa 4 nhà ngày càng chặt chẽ, từ đó bắt đầu xuất hiện cánh đồng mẫu lớn cà phê. 
 
Khẳng định rõ hơn về thế mạnh của cà phê Việt Nam, đặc biệt là trong xuất khẩu, ông Nguyễn Viết Vinh, Tổng Thư ký Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam cho rằng, lợi thế của ngành cà phê ngoài yếu tố về đất đai, khí hậu, năng suất thì người nông dân rất cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm trồng cà phê trên đất đỏ bazan. "Ngoài ra, cà phê Robusta của chúng ta tạo được hương vị rất tự nhiên, chính đó cũng là lợi thế của cà phê Việt Nam”- ông Vinh nhấn mạnh.
 
 
Cùng với những lợi thế nói trên, những nỗ lực của các DN trong nước cũng góp phần không nhỏ vào thành quả của ngành cà phê hôm nay. Theo ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch HĐQT - TGĐ Cty Cổ phần Trung Nguyên, thời gian qua, các DN trong ngành cà phê không ngừng nỗ lực cải thiện chất lượng, xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường xuất khẩu. Bản thân các DN tự đặt cho mình 2 nhiệm vụ: Thứ nhất, cùng các nhà quản lý đề xuất chiến lược cà phê quốc gia. Về mục tiêu này, ông Vũ cho rằng, nhà quản lý có thể xem xét để tiến tới một quốc gia cà phê. "Ở Malaysia, họ có một chiến lược hẳn hoi với cây cọ dầu”. Dù ghi nhận những thành tựu của ngành cà phê, song ông Vũ cho rằng, chúng ta hoàn toàn có thể làm được nhiều hơn thế nếu tư duy lại, định vị lại vị trí của ngành cà phê Việt Nam”. Thứ hai, về phía các DN, nhiệm vụ chính yếu là vươn ra thế giới như thế nào, "chúng tôi sẽ cố gắng toàn cầu hóa thương hiệu của mình” – ông Vũ khẳng định.
 
… Song cũng không ít khó khăn
 
Tối 9-3, Lễ khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4 năm 2013 đã được tổ chức trọng thể tại Quảng trường 10 - 3, thành phố Buôn Ma Thuột. Tham dự lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã có bài phát biểu chỉ đạo, trong đó khẳng định:  Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4 năm 2013 có vai trò hết sức quan trọng trong việc quảng bá về hình ảnh đất nước Việt Nam phát triển, thân thiện. Đây cũng là dịp để các doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư. 
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, ngành cà phê cũng đang đối diện với nhiều khó khăn, trong đó phải kể đến thực trạng số diện tích cà phê già cỗi đang gia tăng, bên cạnh đó, việc mở rộng diện tích trồng cà phê của bà con nông dân cũng gây ra những quan ngại về chất lượng, sản lượng cà phê cũng như môi trường sống. Kết quả khảo sát của Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy, năm 2012 diện tích cà phê của cả nước là 614.000 ha. Trong khi theo quy hoạch mới nhất của Bộ NN&PTNT (ban hành năm 2012), diện tích cà phê Việt Nam đến năm 2020 giữ mức 500.000 ha, năm 2030 là 479.000 ha. Như vậy, có thể thấy rõ, diện tích trồng cà phê đã tăng 20% so với quy hoạch, và theo nhận định của ông  Trương Hồng, Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, diện tích tăng này chủ yếu ở Tây Nguyên. 
 
Và để hướng người nông dân trồng cà phê đạt hiệu quả cao, theo ông Hồng, cần phải có sự tham gia của nhà nước trong vấn đề quy hoạch. Ông Hồng cũng khẳng định, quy mô diện tích cà phê 500.000 ha là đủ, vấn đề là áp dụng công nghệ cao, để nâng cao năng suất. Thứ hai phải quản lý tốt quy hoạch, trong đó cần làm rõ để người dân có thể nắm được trong điều kiện nào, với điều kiện đất đai, nguồn nước ra sao thì có thể trồng cà phê, còn nếu không đủ điều kiện thì khuyến cáo bà con không nên trồng.  
 
 
Cũng trong khuôn khổ Lễ hội cà phê, từ ngày 9 đến 13-3 còn có Hội thảo "Giá trị gia tăng của cà phê trong chuỗi sản xuất và chế biến cà phê”; Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê, Lễ hội đường phố; Hội thi Pha chế cà phê, Nhà nông đua tài; Chương trình "Đêm hội vào mùa”; "Đi tìm Đại sứ cà phê Việt Nam”; Khu phố cà phê - uống cà phê miễn phí….
Phạm Nhài
Về thực trạng diện tích cà phê già cỗi đang gia tăng, ông Hồng cho rằng, đây là thực tế mà ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt, cần tái canh. Tuy nhiên để tái canh thành công, ngành cà phê không thể nóng vội. Ông Hồng dẫn chứng, thời gian qua, do phát triển cà phê theo phương thức thâm canh cao để gia tăng sản lượng, hậu quả là làm giảm chu kỳ của cây cà phê, gia tăng các loại vi sinh vật có hại, chất lượng đất, theo đó cũng giảm đi nhiều. "Do vậy, chúng ta cần phải luân canh để cải thiện môi trường trước khi tái canh. Nếu nóng vội tái canh sẽ thất bại, đặc biệt là cần tuân thủ quy trình tái canh của Bộ NN&PTNT” – ông Hồng khuyến cáo. 
 
Tại cuộc đối thoại, các nhà quản lý, các chuyên gia đều khẳng định, chất lượng cà phê Việt Nam gần đây đã được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, để hướng đến một ngành cà phê phát triển bền vững với chất lượng cao, thì việc sắp xếp, tổ chức lại quy trình sản xuất kinh doanh theo mô hình liên kết giữa 4 nhà: nhà nông, nhà quản lý, doanh nghiệp và nhà nước là thật sự cấp thiết. Chỉ khi có sự liên kết chặt chẽ thì bài toán về sự phát triển bền vững cà phê mới thực sự được giải quyết.
Duy Phương
Nguồn:ddk.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập535
  • Hôm nay84,229
  • Tháng hiện tại789,342
  • Tổng lượt truy cập90,852,735
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây