Học tập đạo đức HCM

Cẩn trọng trong dùng than sưởi ấm khi giá rét

Thứ hai - 25/01/2016 19:22
Sưởi ấm bằng than là thói quen của nhiều người vào mùa lạnh. Với vùng nông thôn, miền núi, trong điều kiện giá rét như hiện nay thì than là giải pháp chống rét hiệu quả nhất. Tuy nhiên, đi cùng với nó là những hiểm nguy luôn rình rập, nhất là đối với người già và trẻ nhỏ.

Cẩn trọng trong dùng than sưởi ấm khi giá rét

Nhiều người dân, nhất là ở vùng nông thôn vẫn không chú tâm tìm hiểu các kiến thức xung quanh việc dùng than sưởi ấm. Ảnh: internet

Những tai nạn đau lòng do sưởi ấm bằng than thiếu hiểu biết gây ra vẫn thường xuyên hiện hũu. Cái chết của 3 người trong 1 gia đình ở xã Quang Lộc (Can Lộc) và 3 người ở xã Bắc Sơn (Thạch Hà) năm 2011 cùng những đứa trẻ bị bỏng nặng do thiếu cẩn trọng của người lớn mà chúng ta vẫn thường gặp vào mùa rét trong các bệnh viện… vẫn luôn là những ám ảnh đau lòng.

Vậy nhưng, cho đến giờ, nhiều người dân, nhất là ở vùng nông thôn vẫn không chú tâm tìm hiểu các kiến thức xung quanh việc dùng than sưởi ấm mà vẫn còn cách nghĩ bảo thủ kiểu "ông cha xưa rét chủ yếu nhờ than, có sao đâu?". Không ai phủ nhận tác dụng khi dùng than sưởi ấm. Tuy nhiên, nếu không áp dụng đúng cách thì nguy cơ gặp nạn rất cao.

Xưa, ông cha dùng than sưởi ấm nhưng thiết kế các ngôi nhà thời đó thường có các khe hở, không gian thoáng; không như bây giờ, kể cả các vùng nông thôn, hầu hết các phòng ở của các ngôi nhà đều được xây khép kín. Bởi vậy, nếu đóng cửa phòng, cửa sổ sẽ trở nên kín mít, không khí khó lưu thông. Đây là nguyên nhân chính gây ra các sự cố đau lòng khi sử dụng than sưởi ấm.

Theo phân tích của các nhà khoa học, phòng quá chật hoặc đóng kín làm cho than tỏa ra khí độc hại là CO. Khí CO hút khí oxy trong phòng làm cho nạn nhân lịm dần do thiếu oxy, khi phát hiện thì đã tử vong hoặc khó thở phải cấp cứu. Nếu được cứu sống cũng để lại di chứng nguy hiểm là vấn đề ở não bộ và thần kinh hay tâm thần do khí độc CO thâm nhập quá sâu vào bên trong cơ thể.

Thậm chí khi được cho là hồi phục nhưng vẫn xuất hiện hội chứng thần kinh – tâm thần muộn như: cáu gắt, khó nhận biết, trí nhớ giảm, tập trung không cao, tứ chi khó cử động, thậm chí liệt nửa người…

Để phòng chống ngộ độc CO, khi dùng cách sưởi ấm bằng than cần phải chọn phòng không quá kín, có thông gió hoặc cửa sổ để thoát khí ra ngoài. Khi sưởi ấm bằng than cần trang bị kiến thức chống ngạt; lúc ngồi sưởi có dấu hiệu khó thở, chảy nước mắt, mệt mỏi… cần ra ngay chỗ thoáng khí.

Với gia đình có người già và trẻ con không nên dùng biện pháp sưởi ấm bằng than hoặc dùng nhưng sau đó đi ngủ cần tắt bếp và để xa khu vực phòng ngủ.

Ngoài phòng tránh ngộ độc khí CO do sưởi ấm than, người dân cần đề phòng bỏng lửa hoặc tử vong trẻ em do chở bằng xe máy đi ngoài trời mưa rét; ngạt thở trẻ em do mặc quá nhiều áo ấm…

Cách nhận biết và xử trí ban đầu với người ngộ độc CO do sưởi than:

Triệu chứng ban đầu có thể là đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, hoa mắt. Nếu nặng có thể lơ mơ, khó thở, tim đập mạnh, thở dốc, loạn thần kinh, buồn nôn hoặc nôn, ngất xỉu…

Khi phát hiện người bị ngạt khí do sưởi than, cần lập tức mở thoáng các cửa sổ, cửa phòng để oxy bên ngoài có thể vào phòng. Ngoài ra, nếu nặng cần hà hơi, thổi ngạt để cấp cứu ban đầu. Đề phòng khi độc vẫn còn trong phòng, cần đeo khẩu trang hoặc gọi người giúp sức; tuyệt đối không làm một mình vì có thể bị ngất xỉu do khí độc.
 

Theo: baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập296
  • Hôm nay68,494
  • Tháng hiện tại227,744
  • Tổng lượt truy cập99,283,938
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây