Học tập đạo đức HCM

Cánh đồng mẫu lớn, mục tiêu lớn

Thứ sáu - 27/07/2012 03:50
Khởi phát ở An Giang trong vụ đông xuân 2010-2011, đến nay, Cánh đồng mẫu lớn (CĐML) đã lan rộng ra khắp các tỉnh Nam bộ, Nam Trung bộ và nhiều tỉnh, TP phía Bắc.


Lan rộng trên cả nước

 

Theo Cục Trồng trọt, trong 3 vụ hè thu 2011 và đông xuân 2011- 2012, các tỉnh Nam bộ và Nam Trung bộ đã thực hiện tổng cộng 27.527 ha CĐML. Trong vụ hè thu 2012, theo thống kê chưa đầy đủ, tổng diện tích các CĐML đạt gần 26.000 ha, tăng tới 16.000 ha so với vụ hè thu 2011. Ngoài ra, ở các tỉnh phía Nam, mô hình CĐML cũng đã triển khai trên các cây trồng khác như mía, rau, quả.

 

Với thành công ở các tỉnh phía Nam, CĐML đã nhanh chóng “Bắc tiến” và được nhiều địa phương phía Bắc đón nhận nhiệt tình. Trong vụ đông xuân 2011-2012, các tỉnh Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình đã triển khai thực hiện CĐML trên tổng diện tích gần 1.000 ha (Thanh Hóa 300 ha, Thái Bình 100 ha và Nam Định 565 ha). Cũng trong vụ đông xuân vừa rồi, TP Hà Nội có 3.500 ha phù hợp với các tiêu chí CĐML, với các loại cây trồng chủ lực như lúa, rau an toàn… Tỉnh Hải Dương đã xây dựng 280 mô hình sản xuất lúa với tổng diện tích 4.308 ha.

 

Sang vụ hè thu – mùa 2012, có 9 tỉnh, TP phía Bắc triển khai xây dựng CĐML, tổng diện tích 12.280 ha, gồm: Nam Định 4.000 ha, Hà Nội 3.600 ha, Thanh Hóa 700 ha, Thái Bình 400 ha, Hải Dương 600 ha, Bắc Giang 50 ha, Hải Phòng 90 ha, Hà Tĩnh 400 ha, Nghệ An trên 1.440 ha…


Cánh đồng mẫu lớn ở ĐBSCL

 

Một số tỉnh, TP phía Bắc cũng đã lên kế hoạch triển khai CĐML trong vụ đông như Nam Định khoảng 1.040 ha cây rau màu các loại; Bắc Giang khoảng 50 ha khoai tây; Hải Dương tính làm CĐML cho cây cà rốt ở Cẩm Giàng, hành tỏi ở Kinh Môn và Nam Sách, cải bắp và su hào ở Gia Lộc, Kim Thành…

 

Theo PGS.TS Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, tuy triển khai muộn hơn, nhưng nhiều tỉnh, TP phía Bắc đã nhanh chóng hưởng ứng phong trào CĐML bằng cách khẩn trương xây dựng đề án, kế hoạch, chỉ đạo quyết liệt, ban hành các chính sách hỗ trợ nông dân. Trên thực tế đồng ruộng, các mô hình CĐML trong vụ đông xuân 2011-2012 ở các tỉnh phía Bắc đều cho kết quả tốt, khiến nông dân tin tưởng. Điển hình như mô hình CĐML ở Xuân Kiên (Nam Định) với diện tích 290 ha lúa mà chỉ còn 98 thửa ruộng, có đường giao thông thuận tiện cho máy móc hoạt động, đa số diện tích cùng gieo thẳng bằng giống lúa BT7, HTX tổ chức các dịch vụ làm đất, gieo sạ, BVTV, một phần diện tích đã được thu hoạch bằng máy GĐLH…

 

1 triệu ha lúa XK

 

Theo Cục Trồng trọt, định hướng xây dựng các mô hình CĐML ở các tỉnh Nam bộ là nhằm hướng tới việc hình thành vùng nguyên liệu 1 triệu ha lúa hàng hóa, xuất khẩu và xây dựng thương hiệu cho hạt gạo Việt Nam. Lộ trình này gồm 3 bước.

 

Bước 1 là xây dựng mô hình CĐML, tiến tới vùng nguyên liệu lúa hàng hóa, xuất khẩu. Bước 2 là xây dựng vùng nguyên liệu lúa hàng hóa, xuất khẩu. Theo đó, vùng nguyên liệu lúa hàng hóa, xuất khẩu có quy mô diện tích từ 5.000 đến 30.000 ha ở vùng ĐBSCL và 100 đến 1.000 ha ở vùng khác. Mỗi tỉnh chọn 2-3 vùng nguyên liệu tập trung và phát triển tăng dần theo nhu cầu thực tế. Vùng nguyên liệu sẽ dựa trên quy mô và liên kết CĐML, phải được đầu tư hạ tầng và hệ thống thủy lợi.

 

 Bước 3 là xây dựng thương hiệu lúa gạo từ các vùng nguyên liệu lúa hàng hóa xuất khẩu sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Còn ở các tỉnh phía Bắc, CĐML sẽ thúc đẩy quá trình kiến thiết lại đồng ruộng như dồn điền, đổi thửa, cải tạo nâng cấp hệ thống giao thông, thủy lợi…

 

Khi hướng tới việc hình thành 1 triệu ha lúa hàng hóa xuất khẩu, vai trò của DN lại càng quan trọng. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng cho rằng DN XK gạo phải có vùng nguyên liệu đủ lớn và gắn sản phẩm với thương hiệu của DN. Thứ trưởng nhấn mạnh: “Không thể xây dựng thương hiệu gạo quốc gia. Trên thế giới không có nước sản xuất lúa nào làm như vậy, mà chỉ có thương hiệu gạo của từng DN”.

 

 

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng:

"QĐ 80 của Chính phủ về liên kết 4 nhà, sở dĩ không thực hiện được vì không chỉ rõ địa chỉ cụ thể để thực hiện liên kết. Vì thế, việc xây dựng các CĐML với những địa chỉ cụ thể, địa bàn cụ thể và giải pháp cụ thể đã góp phần quan trọng đưa QĐ 80 đi được vào cuộc sống.

 

So với các nước khác, nước ta còn rất kém trong việc nông dân liên kết lại sản xuất. Do đó, nếu không làm CĐML, thì 10 năm sau, nông dân vẫn khổ như bây giờ. Không chỉ cây lúa, mà tất cả các mặt hàng nông sản khác như các loại cây công nghiệp, cá tra… cũng có thể xây dựng thành các CĐML. Xây dựng CĐML là để kiến thiết lại đồng ruộng, hiện đại hóa sản xuất, giúp nông dân từng bước vươn lên một cách căn cơ".

Vì thế, ông Phạm Văn Dư, Cục Trồng trọt đã đề nghị điều chỉnh một số quy định về xuất khẩu gạo theo hướng bổ sung điều kiện các DN XK gạo phải tham gia vào sản xuất, tiêu thụ theo phương thức CĐML, DN phải có hợp đồng tiêu thụ lúa gạo mới được tham gia XK. DN XK gạo phải xây dựng ít nhất một vùng nguyên liệu đảm bảo đủ lúa cung cấp ít nhất 15% lượng gạo XK trong năm theo hợp đồng năm 2013, từ năm 2014-2015 phải đảm bảo đủ ít nhất 50% và sau năm 2015 là 80% trở lên.

 

Về đề xuất trên, ông Phạm Văn Bảy, PCT Hiệp hội Lương thực Việt Nam, cũng đồng ý rằng DN XK gạo cần phải có vùng nguyên liệu. Nhưng nếu bắt buộc các DN phải thực hiện ngay việc này thì sẽ rất khó. Mặt khác, khi làm CĐML trên quy mô lớn, có những khâu không thể “đẩy” hết cho DN, mà cần phải xã hội hóa rộng rãi với sự tham gia của các lò sấy tư nhân. Chẳng hạn ở khâu sấy lúa, nếu ở quy mô 1.000 ha, DN hoàn toàn có thể đảm nhận được. Nhưng nếu từ 2.000 ha trở lên, DN không thể nào làm nổi.

 

TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL cũng cho rằng ở các CĐML có quy mô lớn hiện nay, phơi sấy là một trong những khâu khó nhất. Bằng chứng là Cty Gentraco khi tham gia CĐML 3.000 ha, đã không thể nào phơi sấy kịp khi lúa ở CĐML được thu hoạch.

 

Theo ông Hoàng Trung Dũng, PGĐ Cty TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau, nếu DN tham gia vào tất cả các khâu của chuỗi giá trị lúa gạo ở CĐML, DN phải chịu lỗ ít nhất là 3 năm. Vì thế, 1 DN rất khó làm nổi, mà phải hình thành nên một liên minh để cùng tham gia vào chuỗi giá trị, trong đó phân định rõ ràng DN nào là đầu tàu, DN nào hỗ trợ, khâu này khâu kia do DN nào thực hiện…

 

THANH SƠN  

 Theo Nông nghiệp Việt Nam


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập258
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm255
  • Hôm nay59,218
  • Tháng hiện tại855,916
  • Tổng lượt truy cập90,919,309
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây