Học tập đạo đức HCM

Nông, thủy sản “rủ nhau” rớt giá

Thứ sáu - 27/07/2012 09:07
Trong 6 tháng đầu năm, ngành Nông nghiệp có nhiều cố gắng, tuy nhiên ngành không kìm được hiện tượng rớt giá không phanh của hàng loạt mặt hàng nông, thủy sản, như: lúa, cá, dừa, heo, … ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của hàng triệu nông dân. Lúa, dừa, khoai lang, … “rủ nhau” rớt giá
 
Từ nhiều năm nay, điệp khúc “được mùa mất giá” lại xảy ra với cây lúa Việt Nam mặc cho Chính phủ đã có nhiều giải pháp như thu mua lúa gạo tạm trữ để đảm bảo cho nông dân có lời 30%. Giá lúa nhích lên một vài tuần, sau đó thì đâu lại vào đấy.
 
Hàng nông, thủy sản, … “rủ nhau” rớt giá
 
Như vụ Đông Xuân vừa rồi, bà con vùng ĐBSCL trúng mùa, mỗi ha thu hoạch từ 6 – 7 tấn lúa, nhưng giá thì giảm xuống còn 4.300 – 4.600 đồng/kg, trong khi đó giá thành sản xuất đã ở mức 3.500 – 4.000 đồng/kg. Giá giảm nhưng nông dân vẫn khó bán, thương lái đến mua lúa như “lá mùa thu” bởi các doanh nghiệp xuất khẩu cũng đang “bí” đầu ra.
 
Trong vụ hè thu năm nay, với năng suất bình quân 6,5 tấn/ha được xem là trúng mùa, tuy nhiên, niềm vui vẫn không trọn vẹn, khi giá lúa tươi thu mua tại đồng chỉ còn 3.500 đến 3.600 đồng/kg. Trong khi lúa khô cũng cao hơn khoảng 1 ngàn đồng/kg, thấp hơn 20% so với mức giá cùng kỳ năm trước.
 
Mức giá trên chỉ là áp dụng cho những loại lúa có phẩm chất cao, còn các loại lúa có phẩm chất thấp như IR50404 – vốn được nông dân ưa chuộng gieo trồng nhiều – lại chỉ còn 3.100 – 3.200 đồng/kg, thậm chí không bán được.
 
Ngoài mặt hàng lúa ra, dừa, khoai lang, … cùng “rủ nhau” rớt giá thê thảm, đẩy hàng ngàn hộ trồng dừa, trồng khoai ở Bến Tre, Vĩnh Long, … lâm vào cảnh khốn đốn. Điều đáng nói, hai loại nông sản này không phải là mặt hàng “chủ lực” nên khó khăn, nông dân và doanh nghiệp phải tự gánh.
 
Nhắc đến chuyện cây dừa ở Bến Tre, chưa năm nào nông dân trồng dừa khổ như năm nay, chỉ trong vòng 4 tháng, dừa khô nguyên liệu ở ĐBSCL liên tục rớt giá thê thảm, từ 140.000 - 150.000 đồng/chục, giảm còn 34.000 - 40.000 đồng/chục (12 trái) và hiện nay chỉ còn 1.000 đồng/trái. Nông dân trồng dừa ở các tỉnh ĐBSCL như Trà Vinh, Tiền Giang, Vĩnh Long, đặc biệt cuộc sống người dân tại xứ dừa Bến Tre, bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
 
Tại Bến Tre, có gần 100.000 ha dừa có tuổi thọ trung bình từ 30 – 40 năm, nhưng vì giá cả giảm đến 10 lần so với năm 2011 (năm 2011, 1 trái dừa khô có giá 10.000 đồng, nay chỉ còn 1.000 đồng - PV) nên nhiều nông dân bấm bụng, đốn dừa, trồng các loại cây khác. Đây cũng là bài học đau lòng khi các doanh nghiệp quá phụ thuộc vào một nhà nhập khẩu nên đến khi họ trở kèo, nông dân điêu đứng lãnh đủ.
 
Tương tự như trái dừa ở Bến Tre, khoai lang tím nhật chỉ có một con “đường đi” là thị trường Trung Quốc. Những năm “ăn nên làm ra”, với giá bán 600.000 đồng/tạ, mỗi hộ trồng 1ha khoai lang tím nhật, sau vài tháng mỗi hộ kiếm lời cả trăm triệu đồng. Vì thế, nông dân miền Tây ùn ùn bỏ lúa trồng khoai, thậm chí đi thuê đất để trồng, … Đến khi thương lái Trung Quốc quay lưng, giá khoai liên tục giảm, từ mức giá trên 1 triệu đồng/tạ (tháng 10/2011) lần lượt rớt xuống mức 500.000, 300.000 và nay chỉ còn hơn 200.000 đồng/tạ, khiến hàng ngàn hộ trồng khoai lâm vào cảnh nợ nần, bán đất, …
 
Theo nhiều người dân trồng khoai ở huyện Bình Tân (Vĩnh Long, nơi có trên 6.000 ha trồng khoai lang tím nhật - PV) cho biết đầu tư cho 1 công khoai lang chi phí ít nhất cũng từ 10 triệu – 12 triệu đồng, tuy nhiên với năng suất 40 tạ/công và với giá bán hiện nay 200.000đồng/tạ thì người trồng khoai đã lỗ từ 2 – 4 triệu đồng/công. Nhưng khổ nhất là những hộ thuê đất để trồng khoai, thông thường một hộ thuê ít nhất cũng 10 công nếu tính tiền tiền thuê đất đã mất gần 20 triệu đồng.
 
Cá, heo, gà, … cũng lao dốc
 
Theo thống kê mới đây của Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện giá bán lợn và gà tại các thành phố giảm 30-40% so với những tháng đầu năm 2012. Hiện sức mua đã giảm đến 50% khiến người chăn nuôi lao đao, thua lỗ.
 
Tổn thất nặng nề và kéo dài đến thời điểm này là những người nuôi heo, nuôi gà. Giá heo liên tục rớt giá từ đầu năm đến nay, từ mức 52.000 – 54.000 đồng/kg heo hơi giờ chỉ còn 37.000 – 38.000 đồng/kg. Với giá thành nuôi 43.000 – 46.000 đồng/kg, mỗi tấn heo hơi hiện nay người người nuôi lỗ ít nhất 7.000– 8.000 đồng/kg. 
 
Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, giá gà đã giảm hơn 10.000 đồng/kg. Giá gà trắng tại chuồng hiện chỉ còn 18.000 – 20.000 đồng/kg, giảm 10.000 – 12.000 đồng/kg so với tháng 5, gà tam hoàng cũng chỉ ở mức 30.000 – 32.000 đồng/kg, giảm từ 10.000 – 15.000 đồng/kg. Nhưng giảm mạnh nhất là gà thả vườn, từ mức 65.000 – 70.000 đồng/kg chỉ còn 45.000 – 48.000 đồng/kg, giảm từ 20.000 – 22.000 đồng/kg.
 
Trong khi nguồn cung trong nước đang dư thừa, giá rớt thảm hại thì theo số liệu của Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến nay, các DN trong nước đã nhập 41.300 tấn thịt. Trong đó đùi và cánh gà là 38.900 tấn (chiếm 94,1%), còn lại là thịt lợn. Theo nhiều hộ nuôi gà, lợn cho biết đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng gà, lợn trong nước thua ngay trên sân nhà.
 
Hàng nông, thủy sản, … “rủ nhau” rớt giá
 
Tại hội nghị tổng kết ngành cá tra 6 tháng đầu năm rất nóng chuyện tìm giải pháp cứu ngành cá tra, tuy nhiên đến nay doanh nghiệp và người nuôi cá vẫn phải tự bơi
 
Chính vì vậy hiện tượng treo chuồng, bỏ đàn đã diễn ra và nếu tình trạng này không được ngăn chặn kịp thời, cuối năm có thể khan hiếm thực phẩm, giá trên thị trường lại tăng cao là điều khó tránh khỏi.
 
Tuy nhiên câu chuyện nóng nhất và chưa có hồi kết có thể kể đến là ngành cá tra, mặc dù trong 6 tháng đầu năm, ngành thủy sản lao đao với tình trạng cá điêu hồng rớt giá, tôm, cua mất mùa, chết, … nhưng câu chuyện con cá tra là nóng nhất. Bởi thế hàng trăm doanh nghiệp chế biến và hàng ngàn hộ nuôi hiện nay đang khóc ròng chờ giải cứu.
 
Thực tế, trong 3 tháng đầu 2012 giá bán cá tra dao động từ 26.500 - 28.500 đồng/kg, với giá bán này đa số người nuôi có lãi. Tuy nhiên từ tháng 3 đến nay giá cá tra liên tục lao dốc và nay chỉ còn 19.000 - 20.500 đồng/kg, với giá này người nuôi lỗ từ 2.000 - 5.000 đồng/kg.
 
Lí giải vì sao cá tra sụt giảm, đại diện các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các nhà chuyên môn, … đều xác định nguyên nhân trọng điểm là do ngân hàng thắt chặt tín dụng đối với doanh nghiệp và người nuôi cá. Từ nút thắt này, hiện tượng “chết chùm” diễn ra, dễ thấy nhất là việc nông dân thu lỗ dẫn đến treo ao, lấp ao hàng loạt; doanh nghiệp không vốn sản xuất cầm chừng ảnh hưởng đến đời sống hàng triệu lao động; nhiều cơ sở thức ăn, trại giống cũng chết “lâm sàng” theo con cá tra khi không có nơi cầu.
 
Nguyễn Hành
Nguồn Dân Trí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập256
  • Hôm nay59,883
  • Tháng hiện tại856,581
  • Tổng lượt truy cập90,919,974
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây