Với ý chí tự lực, nhờ vào đức tính cần cù chịu khó lao động, biết vượt khó vươn lên, biết áp dụng thành công tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất canh tác, tìm hiểu thị trường tiêu thụ sản phẩm, gia đình anh Nguyễn Văn Tưởng đã có thu nhập kinh tế cao, vươn lên làm giàu từ trồng cây măng tây xanh.
Anh Nguyễn Văn Tưởng (giữa) - khu 3 xã Đoan Hạ, huyện Thanh Thủy là người tiên phong đưa cây Măng tây về trồng.
Anh Nguyễn Văn Tưởng là người tiên phong đưa cây măng tây về trồng. Năm 2017, anh đầu tư 40 triệu đồng mua 3.000 hạt giống và hệ thống tưới phun. Trước khi bắt tay vào thực hiện anh đã tìm hiểu qua tài liệu, học hỏi kỹ thuật trồng măng tây xanh trên các phương tiện thông tin và đến thăm quan tại các nơi đã trồng măng tây xanh ở Đà Lạt và Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau 1 năm, nhờ nắm chắc được kỹ thuật trồng măng tây xanh, hiểu đặc tính của loại cây trồng này, đến nay gia đình anh đã thành công và cho thu hái những ngọn măng to, mập đạt chất lượng cao. Ngày nào gia đình anh chị cũng có sản phẩm xuất bán. Trung bình một ngày với diện tích gần 2 sào cho thu khoảng từ 8 đến 10kg măng tây xanh. Mỗi tháng cho gia đình anh thu nhập từ 12 đến 18 triệu đồng.
Chị Vũ Thị Thanh Thủy, khánh hàng mua măng tây xanh ở phường Tân Dân, thành phố Việt Trì cho biết: “Đây là lần đầu tiên tôi thấy loại măng tây xanh này. Khi đi qua mô hình của anh Tưởng tôi rất tò mò và muốn mua về ăn thử và biếu cho hàng xóm, tôi sẽ giới thiệu loại măng này đến với bạn bè và người thân”.
Măng tây xanh được anh Tưởng đóng gói cận thận trước khi bán cho người tiêu dùng
Sau khi thu hoạch mầm măng tây xanh về gia đình anh Tưởng phân ra các loại với giá bán dao động từ 70.000 – 80.000 đồng/kg tùy loại. Sản phẩm được đóng gói, mỗi gói 1 kg xuất ra thị trường trong và ngoài huyện. Ưu điểm lớn nhất của cây măng tây xanh là chỉ một lần trồng có thể cho thu hoạch trong 10 đến 15 năm.
Về kinh nghiệm trồng măng tây xanh, cách chăm bón măng tây xanh, theo anh Tưởng, người trồng măng tây phải biết chăm sóc đúng kỹ thuật thì cây mới phát triển và cho năng suất cao. Cần tạo luống có độ cao từ 20 đến 30 cm để cây khỏi bị ngập úng. Mỗi tháng 2 lần bón phân hữu cơ và hằng ngày tưới nước tạo độ ẩm cho cây phát triển. Nhờ vậy cây măng tây của anh ngày càng phát triển tốt.
Ông Nguyễn Tiến Hải – Chủ tịch Hội Nông dân xã Đoan Hạ, huyện Thanh Thủy cho biết: “Mô hình này rất mới trên địa bàn xã Đoan Hạ nói riêng và huyện Thanh Thủy nói chung. Để nhân rộng mô hình này, trong thời gian tới chúng tôi sẽ tuyên truyền tới các hộ hội viên góp đất và hộ gia đình ông Tưởng sẽ giới thiệu đầu tư về khoa học kỹ thuật, cây giống để nhân rộng mô hình, làm sao để tạo thương hiệu măng tây xanh trên địa bàn xã Đoan Hạ”.
Trồng cây măng tây xanh so với lúa, ngô, khoai… cho thu nhập cao gấp nhiều lần. Tuy nhiên, đầu tư ban đầu không nhỏ, đặc biệt, người trồng phải nắm chắc kỹ thuật vì cây này đòi hỏi chăm sóc khá cao mới cho hiệu quả tốt. Giá trị kinh tế thu được trên một diện tích canh tác cao, sản phẩm làm ra có thị trường ổn định. Cùng với đầu tư mở rộng diện tích thì việc trồng măng tây xanh theo hướng sạch, an toàn là mục tiêu các hộ gia đình trên địa bàn huyện hướng tới
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã