ừ đồng vốn vay ưu đãi, nhiều hộ ND thị xã Hương Thủy đã có thêm việc làm, mở mang ngành nghề, phát triển chăn nuôi, trồng trọt...
Cán bộ Hội ND tỉnh kiểm tra việc sử dụng vốn vay Ngân hàng CSXH của ND thị xã Hương Thủy. |
Lãi ngay vụ đầu
Nói về con đường thoát nghèo của gia đình, ông Nguyễn Phòng ở tổ 11, phường Thủy Lương, kể: “Trước đây, gia đình tôi chỉ trồng lúa và cây lương thực ngắn ngày. Năm 2009, tôi tham gia tổ tiết và kiệm vay vốn (TKVV) của Hội ND và được Ngân hàng CSXH cho vay 15 triệu đồng. Tôi cải tạo ao, hồ thả 3.000 con cá giống các loại. Ngay vụ đầu, tôi lãi 10 triệu đồng”. Từ thành quả này, ông mở rộng diện tích nuôi cá, nuôi thêm heo nái. Hiện, gia đình ông có 10 con heo nái, 1ha ao nuôi cá, 1 máy cày, 1 máy xay xát và 1 máy gặt. “Bình quân doanh thu 150 triệu đồng/năm, trừ chi phí lãi 40 triệu đồng” - ông Phòng chia sẻ.
“Gia đình tôi có được ngày hôm nay là nhờ vốn vay ưu đãi” - đó là tâm sự của ông Nguyễn Diệu (tổ 3, phường Thủy Lương). Ông Diệu cho biết: Trước đây, cả gia đình ông chỉ trông vào mấy sào ruộng. Cuộc sống càng vất vả hơn khi các con đến tuổi ăn học. Năm 2001, được Ngân hàng CSXH cho vay 10 triệu đồng, ông mua 8 con heo về nuôi. Xuất chuồng lứa đầu gia đình lãi 4 triệu đồng. Ngoài nuôi heo, ông đầu tư ao cá. Bây giờ gia đình ông có 0,3ha ao nuôi cá, 10 con heo thịt, 1ha trồng lúa. Mỗi năm doanh thu từ chăn nuôi khoảng 100 triệu đồng, lãi ròng 30 triệu đồng.
Ông Nguyễn Thuấn (tổ 12, phường Thủy Lương) trước đây chuyên đi làm thuê cho các xưởng mộc, thu nhập ít, không đủ chi tiêu cho gia đình. Năm 2000, qua tổ TKVV của Hội ND, ông được Ngân hàng CSXH thị xã cho vay 10 triệu đồng để mở xưởng mộc. Giờ đây, doanh thu bình quân của xưởng 200 triệu đồng/năm, trừ chi phí còn lãi 50-70 triệu đồng. Cơ sở của ông còn tạo việc làm ổn định cho 4 lao động địa phương với lương 2 triệu đồng/người/tháng.
Thoát nghèo bền vững
Ông Đặng Hữu Đổng-Chủ tịch Hội ND phường Thủy Lương cho biết: Tính đến hết tháng năm 2012, qua tổ TKVV của Hội, tổng dư nợ vốn vay Ngân hàng CSXH hơn 4 tỷ 930 triệu đồng với 364 hộ vay. Theo ông Đổng, để có được kết quả này, chính quyền địa phương và Hội ND phường nhận ủy thác vốn và giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn, tổ chức tập huấn hướng dẫn bà con cách làm ăn sao cho sử dụng vốn đúng mục đích, làm ăn có hiệu quả, thoát nghèo bền vững.
Ông Nguyễn Thuấn
Ông Võ Trọng Thơi - Chủ tịch Hội ND thị xã Hương Thủy cho hay: Tính đến ngày 13.11.2012, tổng dư nợ vốn vay ưu đãi cho ND trên địa bàn thị xã đạt trên 46 tỷ 479 triệu đồng, với hơn 3.000 hộ ở 104 tổ TKVV vay. Riêng năm 2012, Hội ND thị xã Hương Thủy đã phối hợp với Ngân hàng CSXH giải ngân hơn 3 tỷ 173 triệu đồng cho gần 200 hộ vay. Vốn Ngân hàng CSXH đã tạo việc làm cho ND thông qua việc khôi phục phát triển nghề truyền thống, mở mang nghề mới, thúc đẩy phát triển chăn nuôi... Không chỉ giúp ND vay vốn phát triển kinh tế, Hội còn chú trọng công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật cho ND. Các cấp Hội ND trên địa bàn thị xã đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hơn 5.200 người, đào tạo nghề cho 350 học viên... Qua đó, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Thanh Nga
Nguồn:danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã