Học tập đạo đức HCM

Có kênh phân phối tốt, nông dân được "gãi đúng chỗ ngứa"

Thứ năm - 16/11/2017 08:44
Khi mối liên kết chuỗi còn đứt khúc như hiện nay, các giải pháp cụ thể để giải quyết bài toán đầu ra cho nông sản sạch trở thành nhiệm vụ hàng đầu của ngành nông nghiệp TP.HCM.

Ông Nguyễn Ngọc Thành - Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã Xuân Lộc (quận 12) kể, nông dân khó đủ thứ từ vốn, quỹ đất tới quy trình sản xuất. Không phải ai cũng đủ điều kiện xin được chứng nhận VietGAP. Ngay từ thủ tục hành chính cũng chưa cho thấy nông dân mình đang ở trình độ nào hay họ đang “ngứa” ở chỗ nào để “gãi” cho đúng chỗ.

 co kenh phan phoi tot, nong dan duoc 'gai dung cho ngua' hinh anh 1

Hội Nông dân và lãnh đạo thành phố tìm hiểu tình hình sản xuất, kinh doanh mặt hàng thủy sản của nông dân Cần Giờ. Ảnh: N.V

Là người trong nghề, bản thân ông Thành cho rằng mình cũng không thể phân biệt được đâu là sản phẩm an toàn hay không an toàn. “Vấn đề nông sản sạch và bẩn như một trận chiến mà mình cũng không biết rõ “địch ở đâu, ta ở đâu” - ông Thành nói.

Chia sẻ ý kiến này, ông Nguyễn Nguyên Phương - Trưởng phòng thương mại Sở Công Thương TP.HCM cho rằng, chúng ta chỉ mới làm được một vế là trồng rau sạch mà chưa chống được rau bẩn. Những khó khăn này tồn tại lâu nay. Chính quyền cũng đưa ra nhiều giải pháp nhưng gốc rễ vấn đề vẫn chưa giải quyết được triệt để.

Ông Phương lấy ví dụ, kênh phân phối hiện đại sẽ giúp cho nông dân yên tâm sản xuất với quy trình nghiêm ngặt và giá bán cao nhưng hệ thống này còn đếm trên đầu ngón tay. Quá trình đàm phán cũng không đơn giản khi một số HTX phải rất kiên trì hoặc sử dụng quan hệ hoặc sản phẩm phải cực kỳ khác biệt mới tiếp cận được.

Theo ông Trần Trường Sơn - Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP.HCM, nếu liên kết trong chuỗi mà bền vững thì không sao. “Vấn đề hiện nay là chuỗi bị đứt từng khúc, nông dân, doanh nghiệp chưa gặp được nhau nên tiêu thụ vẫn là khâu khó” - ông Sơn nói.

Ở góc độ của người sản xuất, ông Sơn chỉ ra hạn chế sản phẩm của nông dân còn manh mún và thiếu sự đa dạng; bán ở chợ truyền thống còn khó nói gì đến việc vào siêu thị hay xuất khẩu. Với vai trò đại diện tiếng nói của nông dân, Hội Nông dân có trách nhiệm cùng các sở ngành tiếp tục đồng hành với nông dân và các HTX trên địa bàn thành phố.

“Bây giờ phải làm cho nông dân từ hiểu đến làm; từ làm thí điểm đến phổ biến, từ năng suất thấp đến năng suất cao; từ thu nhập ít đến thu nhập nhiều. Bản thân nông dân không những sản xuất giỏi mà phải kinh doanh giỏi nữa” - ông Sơn chia sẻ.

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập156
  • Hôm nay38,962
  • Tháng hiện tại954,682
  • Tổng lượt truy cập91,018,075
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây