Học tập đạo đức HCM

Dân biển bỏ nghề qua Philippin buôn bán “chui”

Chủ nhật - 15/09/2013 20:13
Vài năm trở lại đây nghề đi biển trở nên khó khăn, nhiều người dân ở xã bán đảo Nhơn Lý (TP Quy Nhơn, Bình Định) rủ nhau xuất ngoại “chui” qua Philipphin với hi vọng đổi đời.
Theo con số thống kê chưa đầy đủ của xã Nhơn Lý, hiện địa phương này có gần 500 lao động “chui” đang ở nước ngoài, trong đó chủ yếu là qua Philippin làm nghề buôn bán.
Chúng tôi tìm về xã Nhơn Lý, một xã bán đảo thuộc TP Quy Nhơn, nay đã thay da đổi thịt, những ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát. Trong đó, cả những ngôi nhà bạc tỷ được xây bằng tiền của những lao động đi làm ở Philippin gửi về.

Dân biển bỏ nghề qua Philippin buôn bán “chui”
Bà Luận trong ngôi nhà khang trang được xây bằng tiền của 5 người con đi Philippin. Nhưng đó chỉ là một trong số ít gia đình may mắn, còn hầu hết là khó khăn.
Theo người dân cho biết, thời gian đầu cũng có người “qua Phi” buôn bán thuận lợi, ăn nên làm ra nên có tiền gửi về để gia đình sắm sửa tiện nghi. Có gia đình con cái qua làm ăn có lời rồi gửi tiền về cha mẹ cất nhà trị giá tiền tỷ. Thế nhưng đó chỉ là con số ít, còn phần lớn lao động đang phải sống chui, sống lủi cực khổ kiếm ăn qua ngày. Họ phải đối diện với những rủi ro khi không có cơ quan chính thống đứng ra bảo vệ nếu bị chính quyền sở tại phát hiện bắt giữ. Đó là chưa kể, có người đã bỏ con nhỏ ở nhà để ông bà trông coi. Chính điều này, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến việc chăm sóc, nuôi dạy con cái, đến việc phụng dưỡng cha mẹ già ở quê.
Qua giới thiệu của một cán bộ xã Nhơn Lý, chúng tôi tìm đến nhà bà Võ Thị Luận (ở thôn Lý Hòa) có cả thảy 5 người con cả trai và gái đang lao động ở Philippin. Trong ngôi nhà khang trang vừa mới xây từ chính nguồn tiền do các con đi làm ở Phi gửi về, bà Luận cho biết: “Năm 1999, đứa con gái thứ 3 qua Phi làm ăn, thấy làm ăn cũng được nên bảo lãnh mấy đứa em qua luôn. Qua đó, mấy chị em cũng mỗi đứa mỗi nơi chứ có được ở chung đâu.

Nghe con điện về nói, sáng sớm phải đi lấy hàng như quần áo, giày dép, hàng điện tử... ở trung tâm thành phố. Sau đó thuê xe hoặc đi tàu đến các hòn đảo bán lại cho người dân đến tôi mới về. Trước đây, việc buôn bán còn thuận lợi, nhờ vậy mà chúng mới có tiền gửi về cho tôi mua đất làm nhà. Bây giờ, người dân ở đây nghe nói qua đó làm ăn khấm khá đã đổ xô qua Phi đi làm nên việc buôn bán ngày càng khó khăn hơn. Mấy chị em nó tính cố gắng làm thêm 1-2 năm nữa kiếm chút vốn rồi về quê làm ăn chứ không ở bên đó nữa cực lắm”.

4 người con gái và 1 người con trai bà Luận đang lao động ở Phi 
4 người con gái và 1 người con trai bà Luận đang lao động ở Phi 
Qua tìm hiểu, đa số người lao động ở Nhơn Lý qua Philippin đều bất hợp pháp. Họ dùng hộ chiếu du lịch, sau đó nhờ vào người thân hoặc bạn bè rồi qua Phi làm ăn buôn bán ở các chợ. Thế nhưng việc buôn bán ngày một khó khăn khiến nhiều người rơi vào cảnh khốn đốn, không tiền bạc, có người muốn về quê mà chẳng có tiền để về.
Trường hợp chị Hồ Thị Vy, con ông Hồ Sắc ở thôn Lý Chánh là một ví dụ. Thấy một số người dân trong xã qua Phi làm ăn khấm khá nên chị Vy quyết định để cô con gái 6 tuổi cho ông bà ngoại chăm sóc rồi qua Phi đi làm. Thế nhưng, việc bán quần áo ở chợ của chị Vy chẳng mấy thuận lợi, lắm lúc chị muốn bỏ về nhưng khổ nỗi chẳng có tiền mà về quê.

Anh Trình Phụ bỏ con gái nhỏ cho ông bà nội chăm sóc để qua Phi làm ăn nhưng chẳng suôn sẻ
Anh Trình Phụ bỏ con gái nhỏ cho ông bà nội chăm sóc để qua Phi làm ăn nhưng chẳng suôn sẻ
“Vì hoàn cảnh gia đình nên con tui mới phải để con nhỏ cho vợ chồng tôi chăm sóc gần 2 năm nay. Lúc đi tôi phải vay mượn tiền cho đi nhưng việc buôn bán ở chợ thất bát nên chưa trả hết nợ. Đến con bé nhập học tôi điện thoại sang nói gửi tiền để lo cho cháu nhưng cũng không có. Bây giờ nó muốn về Việt Nam lắm nhưng không có tiền mà về. Nghe con nói mà thương nhưng biết làm sao bây giờ. Tôi chỉ biết động viên con cố gắng ở bên đó dù ngày làm dăm bảy chục một trăm cũng ráng làm mà nuôi con...” ông Sắc tâm sự.
Ông Nguyễn Văn Long - Chủ tịch UBND xã Nhơn Lý, cho biết: “Tình trạng người dân Nhơn Lý qua Phi lao động trái phép rộ mạnh từ năm 2010 đến nay. Về phía địa phương không có chủ trương để người dân đi lao động chui kiểu này vì không bền vững. Hơn nữa, nếu có rủi ro xảy ra còn có cơ quan, tổ chức đứng ra giải quyết. Tuy nhiên, việc người dân qua Phi lao động xã rất khó quản lý bởi người dân làm thủ tục xuất nhập cảnh đi du lịch rồi ở lại làm”.

Một trong số ít ngôi nhà khang trang do con cái đi Phi gửi về làm
Một trong số ít ngôi nhà khang trang do con cái đi Phi gửi về làm
Trao đổi với PV Dân trí về vấn đề này, ông Nguyễn Mỹ Quang - Phó GĐ Sở LĐTB&XH Bình Định, khẳng định: “Việc người dân xã Nhơn Lý đi lao động tự phát (bất hợp pháp) qua Philippin làm ăn là rất nguy hiểm. Nếu bị chính quyền sở tại bắt giữ thì rất khó giải quyết. Hiện chúng tôi chỉ đạo cho phòng lao động, địa phương nắm con số lao động cụ thể báo về Sở. Trước mắt, vẫn là tuyên truyền, vận động người dân không nên đi lao động qua Philippin theo con đường bất hợp pháp. Bên cạnh đó, Sở đã mở nhiều kênh tư vấn xuất khẩu lao động theo con đường chính thống. Tuy nhiên, tình trạng lao động tự phát ở xã Nhơn Lý vẫn chưa kiểm soát được”.
Theo Dantri
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập124
  • Hôm nay25,512
  • Tháng hiện tại893,023
  • Tổng lượt truy cập90,956,416
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây