Học tập đạo đức HCM

Dạy nghề từ thực tiễn

Thứ hai - 22/09/2014 23:13
Những cơn mưa dồn dập, xối xả - ảnh hưởng của cơn bão số 3 dường như không làm cho không khí lễ bế giảng của Trường Cao đẳng nghề cơ điện Hà Nội “giảm nhiệt”.
 
Dạy nghề từ thực tiễn
Ông Dương Đức Lân (phải, Tổng cục Dạy nghề) và Hiệu trưởng Đồng Văn Ngọc (trái) tặng quà cho SV Đinh Tiến Hoàng trước khi đi tay nghề Asean



“Cách đây ít phút, tôi hỏi rất nhiều học sinh, sinh viên: Các em đã tìm được việc làm chưa để nhà trường thu xếp?”. Nhưng em nào cũng nói đã tìm được việc với thu nhập khởi điểm khá”.

Đó là những lời tâm sự chân thành mà Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề cơ điện Hà Nội, Đồng Văn Ngọc tâm sự trong lễ bế giảng cho học sinh, sinh viên hệ Cao đẳng nghề khóa 5, Trung cấp nghề khóa 41. Đây cũng là cơ sở đào tạo được Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ NN- PTNT), Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH) đánh giá nằm trong TOP trường có chất lượng cao.

Những cơn mưa dồn dập, xối xả - ảnh hưởng của cơn bão số 3 dường như không làm cho không khí lễ bế giảng của trường “giảm nhiệt”. Thầy cô hớn hở, học trò tươi vui, thậm chí có khá nhiều phụ huynh và hơn 30 doanh nghiệp cũng đến để góp chung cho buổi lễ thêm vui.

Phó Hiệu trưởng Bùi Lê Chương cho biết, từ năm 2011 dù bị ảnh hưởng rất nhiều bởi nền kinh tế nhưng năm đó nhà trường vẫn tuyển đủ 1.129 học sinh, sinh viên, trong đó cao đẳng nghề 956 em, trung cấp nghề 173 em; chủ yếu học các nghề truyền thống của trường như Điện công nghiệp, Công nghệ ô tô, Sửa chữa và vận hành bơm điện, Cắt gọt kim loại…

Khóa đào tạo này đã có 2 sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc; 161 em đạt loại giỏi; 620 em đạt loại khá… Và đặc biệt, phần lớn các em tốt nghiệp đạt loại khá, giỏi, có kiến thức cơ bản, có kỹ năng nghề đạt tiêu chuẩn. Các em cũng có hiểu biết cơ bản về thực tế SX, kinh doanh và trực tiếp tham gia luôn vào hoạt động tại các doanh nghiệp.

"Áp lực, trách nhiệm đào tạo của chúng tôi càng nặng nề hơn khi Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chọn Trường CĐN Cơ điện Hà Nội là 1 trong 45 trường được đầu tư xây dựng trường chất lượng cao. Song điều quan trọng hơn cả, Ban lãnh đạo nhà trường, mỗi thầy cô giáo phải nỗ lực hết mình trong sự nghiệp đào tạo để sau này, dù đi làm việc ở bất cứ đâu, mỗi học sinh, sinh viên có quyền tự hào rằng, mình đã tốt nghiệp ở một trường cao đẳng nghề có uy tín", thầy Ngọc chia sẻ.

Ngoài ra, trong kỳ thi tay nghề cấp Bộ NN-PTNT vừa qua, sinh viên khóa 5 của trường là lực lượng nòng cốt, đạt 3 giải Nhất, 1 giải Nhì. Hội thi tay nghề cấp thành phố cũng đạt 2 giải Nhất, 3 giải Khuyến khích. Và đặc biệt, trong kỳ thi tay nghề Quốc gia diễn ra vào tháng 10 tới, sinh viên Đinh Tiến Hoàng được lựa chọn để có mặt với môn thi Lắp đặt điện…

Cũng theo thầy Bùi Lê Chương, từ năm 2011 - 2014 là khóa học mà nhà trường có nhiều sự thay đổi trong công tác nhân sự nhưng vẫn dành trên 50% giáo viên tham gia giảng dạy có trình độ thạc sỹ.

Số giáo viên còn lại đều có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên theo đúng chuyên ngành đào tạo, đạt chuẩn về sư phạm dạy nghề. Trong quá trình giảng dạy, các mô đun chuyên môn được giảng dạy theo phương pháp tích hợp.

Dù được sự giúp đỡ từ Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ NN-PTNT) và Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH) nhưng nhà trường không vì thế mà ỷ lại hoàn toàn. Bằng nguồn vốn tiết kiệm từ nhiều năm đào tạo, nhà trường liên tục đầu tư, mua sắm để bổ sung trang thiết bị mới, hiện đại nhất, xây mới nhà xưởng để tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh, sinh viên trong quá trình đào tạo. Nhờ đó, giúp các em hình thành kỹ năng nghề ngay trong quá trình đào tạo.

Nhìn lại chặng đường 40 năm đã qua, Hiệu trưởng Trường CĐN Cơ điện Hà Nội, Đồng Văn Ngọc chia sẻ: "Giảng dạy theo trình độ năng lực cao tiếp tục được xem là phương pháp tối ưu của nhà trường trong thời gian tới. Đặc biệt, từ năm 2014, nhà trường sẽ ký bản cam kết bố trí việc làm đối với học sinh, sinh viên theo học 5 nghề trọng điểm của trường là công nghệ ô tô, cắt gọt kim loại, cơ điện tử, điện công nghiệp và hàn.

Theo đó sau khi các em tốt nghiệp sẽ có việc làm ngay với mức lương khởi điểm 4 triệu đồng/tháng/người trở lên. Nếu sau 6 tháng tốt nghiệp, nhà trường không bố trí được việc làm cho học sinh, sinh viên thì sẽ bồi hoàn toàn bộ học phí trong toàn bộ quá trình học..."

Nguồn: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập385
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại738,102
  • Tổng lượt truy cập90,801,495
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây