Ông Nguyễn Thế Khải, Giám đốc HTX Bánh tráng Phú Hòa Đông, nhìn nhận: "Có nhiều chính sách hỗ trợ từ trung ương đến địa phương cho DN nông nghiệp được vay vốn ưu đãi lên đến hàng chục tỉ đồng, hỗ trợ lãi suất, kể cả hỗ trợ về bảo hiểm… nhưng giữa văn bản với việc triển khai lại có khoảng cách khá xa. Chẳng hạn, tại địa phương năm nay có nguồn quỹ cho vay đến 7 tỉ đồng nhưng đến thời điểm này chỉ giải ngân được hơn 93 triệu đồng. Vậy nó nghẽn ở chỗ nào?".
Theo ông Lê Nguyễn Cẩm Tú, Giám đốc DN trang trại dưa lưới Lê Hoàn Vũ, trước đây trang trại ở Đồng Nai, từ năm 2015 dời về TP HCM. Trong gần 3 năm canh tác tại TP HCM nhưng lại phải di dời trang trại đến 2 lần, mỗi lần tốn kém vài tỉ đồng. Việc phải di dời thường xuyên là do thuê đất tư nhân, khi thấy làm ăn được hoặc giá đất lên là họ đẩy giá cho thuê lên quá cao hoặc không cho thuê nữa. DN cũng đã được giới thiệu một khu đất ở Hóc Môn của nhà nước nhưng hồ sơ đã gửi cả năm trời nhưng chẳng thấy hồi âm.
Bà Lê Hà Mộng Ngọc, Giám đốc Công ty CP Nấm Việt, cho biết đã bỏ ra 2 năm theo đuổi để được cấp chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho sản phẩm nấm linh chi của công ty nhưng đành chịu "thua" cho dù đã phải chi đến 100 triệu đồng để làm hồ sơ. Hồ sơ gửi đến cơ quan tận Hà Nội, thậm chí mang cả thiết bị máy móc theo để được cấp chứng nhận.
Bà Ngọc cũng bức xúc việc phải mang mẫu đến các trung tâm để kiểm tra, mỗi mẫu mất 3 triệu đồng (cứ 6 tháng phải mang từng mẫu kiểm tra các chỉ tiêu một lần), trong khi bó rau muống bán ra chỉ có 10.000 đồng. Do đó, công ty cũng ngại ra sản phẩm mới vì quá tốn kém, lên đến cả trăm triệu đồng để được cấp giấy chứng nhận.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Khải thắc mắc tại sao năm nào cũng buộc công nhân phải tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm nhiều lần, cho dù cũng chỉ có các động tác quen thuộc là rửa tay 20 giây, mang khẩu trang…, không có cái gì mới, chỉ là học lại từ đầu gây lãng phí. Chưa hết, xét nghiệm nước có đến 109 chỉ tiêu, tốn 20 triệu đồng nhưng vẫn không đạt vì rớt vài ba chỉ tiêu cho dù đã cố gắng sản xuất sạch. "Bực mình lấy mẫu nước máy (nước thủy cục) mang đi kiểm tra cũng không đạt. Chẳng lẽ nước máy nằm trên mỏ nhôm, mỏ chì" - ông Khải bức xúc.
Tuy có chính sách hỗ trợ HTX, DN nông nghiệp về thương hiệu, logo nhưng khi họ đi đăng ký thì bị "hành", thậm chí phải mất tiền. Ông Trần Nguyễn Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty Nguyễn Trần, cho biết có làm hồ sơ đăng ký thương hiệu với cơ quan chức năng nhưng mất 4 năm 3 tháng vẫn chưa nhận được chứng nhận. "Tuy nhiên, gần đây có người gọi điện đến giới thiệu là DN dịch vụ gì đó báo là hồ sơ của tôi bị thất lạc và đề nghị có cần tra cứu lại hay không, nếu có thì đóng 6 triệu đồng sẽ có ngay chứng nhận" - ông Lực chua xót.
Về những bức xúc trên, ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc Sở NN-PTNT TP HCM, hứa sẽ tiếp tục kiến nghị lên thành phố. "Cái nào thành phố giải quyết được thì thực hiện, cái nào vượt thẩm quyền thì thành phố kiến nghị lên trung ương" - ông Trung nói.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã