Vượt rào trên 1.400ha
Ngày 12.11, phóng viên NTNN khảo sát địa bàn thị xã Ngã Bảy và huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, đâu đâu cũng thấy người dân trồng toàn là cam sành. Ông Ngô Văn Khởi – Phó phòng Kinh tế thị xã Ngã Bảy cho biết: “Hiện nay, thực trạng người dân bỏ đất ruộng để trồng cam sành đang rất “nóng” và khó kiểm soát tại một số xã vì trên cùng diện tích, lợi nhuận từ cam sành so với lúa cao hơn gấp nhiều lần”.
Hàng ngàn ha đất lúa được người dân bỏ hẳn chuyển sang trồng cam. |
Được biết, cuối năm 2011, ông Trần Công Chánh – Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đã chỉ đạo các địa phương phải khống chế diện tích, phát triển theo quy hoạch của tỉnh đề ra, tuy nhiên người dân vẫn “xé rào” bỏ lúa trồng cam vì lợi nhuận. Hiện toàn thị xã Ngã Bảy có đến 2.150ha cam sành (vượt rào hơn 150ha), tập trung ở 2 xã Đại Thành và Tân Thành.
Tình trạng tương tự cũng đang diễn ra trên địa bàn huyện Châu Thành. Ông Trần Quang Hành – Trưởng Phòng NNPTNT huyện Châu Thành cho biết: “Từ đầu năm đến nay, diện tích lúa trên địa bàn huyện tiếp tục mất hơn 850ha do người dân chuyển sang trồng cam. Hiện nay trên địa bàn huyện diện tích lúa chỉ còn lại 1.000ha và khả năng đến 2013, Châu Thành sẽ không còn đất lúa”.
Đối mặt nguy cơ khủng hoảng thừa
Ông Nguyễn Văn Đồng
Theo phân tích của ông Ngô Văn Khởi: “1ha lúa, mỗi năm nông dân chỉ đạt doanh thu khoảng trên 50 triệu đồng, trong khi trồng cam sành có thể cho doanh thu gần nửa tỷ đồng”.
Với lợi nhuận như vậy, ông Khởi nói người dân đang như thiêu thân lao mình vào lửa. Bởi diện tích cam đang cho trái của thị xã khoảng 1.000ha (tổng diện tích 2.150ha), trong số này chỉ có 600ha cho năng suất, sản lượng 14.000 tấn mỗi năm. Hai năm nữa, sản lượng tăng lên 40.000 tấn có khả năng xảy ra tình trạng khủng hoảng thừa.
Trước tình trạng trên, ông Nguyễn Văn Đồng – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang cho biết:
“Tỉnh quy hoạch khống chế diện tích cam sành khoảng 6.000ha nhưng hiện nay đã vượt trên 7.400ha. Sở đang tổng hợp số liệu báo cáo UBND tỉnh để xử lý các địa phương không chấp hành ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch tỉnh, lỏng lẻo trong kiểm tra, giám sát việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa”.
Đức Khánh(danviet.vn)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã