Cần có diễn đàn nông nghiệp công nghệ cao
Hội thảo là cơ hội để các nhà quản lý, nhà khoa học, các chuyên gia, tổ chức, cá nhân liên quan trao đổi, thảo luận nhằm nhận dạng, đánh giá những tác động của quá trình BĐKH đang ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL.
Hội thảo tập trung vào các nhóm vấn đề chính như tình hình sản xuất và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng thu nhập và phát triển bền vững; những mô hình và giải pháp công nghệ trong sản xuất nông nghiệp sạch; công nghệ hỗ trợ cho thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch hạn chế thất thoát và tăng giá trị nông sản; chính sách hỗ trợ của Nhà nước và các giải pháp về tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn,…
Chủ tọa chủ trì hội thảo (Ảnh: Chúc Ly).
TS Đỗ Minh Nhựt - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Kiên Giang, thông tin: Tỉnh đang tập trung chỉ đạo thực hiện theo hướng chú trọng chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng hiệu quả, chất lượng cao với mô hình sản xuất luân canh lúa - màu, lúa - tôm, lúa - cá; xây dựng vùng liên kết chuyên canh, tập trung chất lượng cao theo hướng cánh đồng lớn hợp tác gắn với liên kết, bao tiêu sản phẩm. Gắn chuyển đổi cơ cấu sản xuất với chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, ngành sản xuất; cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; chuyển đổi phương thức canh tác….
Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng, ĐBSCL là 1 trong 3 châu thổ lớn trên thể giới bị đe dọa bởi nước biển dâng do tác động của BĐKH. Vấn đề cấp bách hiện nay không chỉ ứng phó với BĐKH mà còn phải giải quyết tận gốc tình trạng sụt lún ĐBSCL do nạn khai thác nước ngầm chưa hợp lý.
Theo ông Từ Minh Thiện - Phó Trưởng Ban Quản lý khu Nông nghiệp công nghệ cao TP.Hồ Chí Minh: Việc xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao cần căn cứ kịch bản BĐKH, xu hướng tiêu dùng, nhu cầu và cách tiếp cận thị trường xuất khẩu cũng như căn cứ vào trình độ và tập quán sản xuất của người dân địa phương.
Ông Từ Minh Thiện tại hội thảo (Ảnh: Chúc Ly).
Cũng theo ông Thiện, đối với các lĩnh vực hợp tác xã có khả năng tìm kiếm đầu ra, bao tiêu sản phẩm cho nông dân, khu nông nghiệp công nghệ cao nên ưu tiên chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Chuyển giao cho hợp tác xã để các đơn vị này sử dụng công nghê, kỹ thuật đó như tài sản đầu tư cho xã viên nằm thu hút nông dân tham gia hợp tác xã.
“Nên xây dựng một diễn đàn nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để trao đổi về các vấn đề kỹ thuật, các sáng kiến thị trường với đóng góp từ các khu, nhằm duy trì sự hoạt động trao đổi học thuật, kinh nghiệm thực tiễn, phát huy các ý tưởng sáng tạo trong nông nghiệp” - ông Thiện nêu ý kiến.
Đừng nghĩ công nghệ cao là cái gì cao siêu
Hiện cả nước có 29 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được xây dựng đi vào hoạt động và đang quy hoạch tại 12 tỉnh thành phố thuộc 7 vùng kinh tế.
Tại hội thảo, các chuyên gia đã giới thiệu đến nông dân nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao trong canh tác cây trồng, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; đặc biệt là các công nghệ trong lĩnh vực sinh học, công nghệ cấy mô thực vật, công nghệ cao trong canh tác và điều khiển cây trồng; công nghệ tưới…
Ông Trần Bửu Long - Phó Giám đốc Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa TP.Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn trong đầu tư, trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đứng về góc nhìn hỗ trợ doanh nghiệp, các chính sách từ từ T.Ư, địa phương cần được điều chỉnh nhanh chóng và kịp thời để các chính sách này, vừa là điều kiện vừa là cơ hội tốt để phát triển thị trường nông nghiệp của nước ta.
Cũng theo ông Long, kiến nghị với Chính phủ hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành các chính sách hỗ trợ ưu đãi phát triển nông nghiệp nông thôn, mang tính đồng bộ. Những vấn đề đưa ra chính sách hỗ trợ phù hợp thực tiễn. Cần có quy định cho các cơ quan thực hiện có chức năng liên quan, nếu không thực hiện hay thực hiện chiếu lệ có biện pháp xử lý, nhằm thực hiện chính sách một cách nhất quán và thực sự hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp.
Trồng cà chua bi ứng dụng công nghệ cao ở Kiên Giang (Ảnh: NQ)
Tại hội thảo, nhiều đại biểu, chuyên gia cũng cho rằng cần phải thực hiện sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vừa sức với mình, và không xem nó như cái gì đó quá cao siêu. Đặc biệt, cần xem liên kết là “chiếc đũa thần” trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Phát biểu tại hội thảo, Ông Phạm Minh Hùng - Ủy viên thường vụ Ban Chấp hành T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, phụ trách công tác Hội Nông dân khu vực phía Nam, nhận định: Tuy có nhiều lơi thế, tuy nhiên hiện giá trị đóng góp của sản xuất nông nghiệp của vùng còn hạn chế. Do cách sản xuất của chúng ta thiếu tính đột phá để phát triển, và hội thảo này xác định rõ là ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, nhưng phải thích ứng BĐKH.
Cũng theo ông Phạm Minh Hùng, tại hội thảo nhiều diễn giả đã trình bày cho nông dân hiểu được công nghệ cao là gì, về chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, kỹ thuật và định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Công nghệ cao là ở nhiều bật, nhiều khía cạnh, nông dân không nên hiểu công nghệ là cái gì quá cao siêu. Chúng ta cần tiếp cận nông nghiệp công nghệ cao ở mức độ nào phù hợp với điều kiện sản xuất của chúng ta.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã