Làm giàu để giúp quê hương
Con đê ngăn triều cường bao bọc 80ha ruộng muối có công đóng góp lớn của ông Nguyễn Văn Đổi. Ảnh: T.Đ
Giai đoạn 2016 - 2020, TP.HCM đầu tư hơn 40.600 tỷ đồng nâng cao chất lượng tiêu chí NTM khu vực ngoại thành. Trong đó, khoảng 60% số vốn do thành phố huy động từ cộng đồng, doanh nghiệp, tín dụng. Thành phố ước tính đầu tư khoảng 726 tỷ đồng tại mỗi xã. |
Đến ấp đảo Thiềng Liềng (xã đảo Thạnh An, Cần Giờ) khi vùng đất này còn hoang sơ, với sự chí thú, cần cù lao động, lão nông Năm Đổi (Nguyễn Văn Đổi) đã vươn lên thành nông dân SXKD giỏi của thành phố với 10ha muối.
Đau đáu với nỗi lo triều cường dâng gây hại cho nhà cửa, sạt lở đất và cuốn phăng những ruộng muối đang chờ thu hoạch, khi nghe chính quyền triển khai xây dựng đê bao 80ha ruộng muối, kết hợp làm đường giao thông, cho bà con diêm dân, ông đã hăng hái đi đầu trong việc hiến đất.
Giờ con đê dài 4km này đã hoàn thành, trong đó ông Năm Đổi hiến hơn 1ha đất. Được biết, trong quá trình xây dựng NTM ở địa phương, chính quyền đang có kế hoạch mở rộng mặt đường con đê từ 2m lên 3,5m. Tức là người dân lại tiếp tục hiến đất để hoàn thành việc mở rộng con đê.
Nếu ông Năm Đổi hiến đất làm đường thì anh Phan Tiến Đạt (xã Bình Lợi, Bình Chánh) lại đi làm đẹp con đường. Nhờ khả năng “nhân bản” hàng loạt giống cây thốt nốt, anh Đạt đã hiến 600 trăm cây thốt nốt này để trồng ven con đường Vườn Thơm dài 7,5km nhằm tạo cảnh quan.
“Hiếm có dự án trồng thốt nốt hàng loạt tạo cảnh quan vì vấn đề kỹ thuật và chi phí cao. Tôi tặng 600 cây thốt nốt 5 năm tuổi cho chính quyền với mục đích thực hiện dự án trồng dọc theo tuyến đường Vườn Thơm nhằm tạo cảnh quan và chống sạt lở cho bờ kênh Xáng” - anh Đạt tâm sự.
Chủ tịch UBND xã Bình Lợi Trương Thái Ngọc đánh giá, mô hình trồng cây thốt nốt dọc theo đường Vườn Thơm hứa hẹn sẽ tạo ra bộ mặt mới cho xã vùng sâu Bình Lợi.
Những nhân tố đi đầu
Anh Phan Tiến Đạt đang vận chuyển những cây giống thốt nốt để trồng trên đường Vườn Thơm. Ảnh: T.Đ
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm cho biết, ngành nông nghiệp TP.HCM vẫn giữ vững tốc độ phát triển bình quân những năm qua ở mức 5,8%/năm, cao hơn gần gấp đôi bình quân cả nước do chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất sang nông nghiệp đô thị, cùng với chính sách và chủ trương khuyến khích của thành phố, chính nông dân SXKD giỏi làm đầu tàu trong việc này.
Đáng nói hơn, theo ông Trần Trường Sơn – Phó Chủ tịch Hội ND TP.HCM, phong trào nông dân SXKD giỏi đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn thành phố.
“Bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất, nâng cao thu nhập, phong trào đã khuyến khích hội viên, nông dân phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, cùng nhau xây dựng nếp sống văn hóa ở nông thôn, nhất là trong giai đoạn nâng chất NTM như hiện nay” - ông Sơn cho biết.
Làm việc với lãnh đạo huyện Củ Chi về việc xây dựng NTM, ông Tất Thành Cang - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Ban chỉ đạo của Thành ủy về Chương trình xây dựng NTM cho rằng, các chủ trương và chính sách kích cầu, hỗ trợ lãi suất cho các hộ sản xuất cá thể thời gian đã phát huy tác dụng. Thời gian tới cần chú trọng vào các mô hình tập trung, quy mô hơn như HTX và vai trò của những hộ SXKD giỏi.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã