Học tập đạo đức HCM

Tăng giá, bơm tiền và cảnh báo lạm phát

Thứ hai - 27/08/2012 03:20
Không nằm ngoài dự đoán, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 đã quay đầu tăng trở lại, chấm dứt nỗi lo ngại về giảm phát. Tuy nhiên, mối lo về lạm phát cao lại nhen nhóm khi tiền chưa được bơm ra bao nhiêu, cầu chưa được cải thiện nhưng chi phí đẩy đã khiến CPI tháng 8 tăng tới 0,63%.

 

Tăng giá: Hàng tiêu dùng đi đầu
 

Sau 2 tháng liền đứng ở mức âm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 đã bất ngờ tăng mạnh trở lại, xóa tan đi mọi lời bàn tán xôn xao suốt cả tháng qua về khả năng giảm phát và rằng nền kinh tế rơi vào tình trạng đình đốn.

 

Theo Tổng cục Thống kê cho biết, CPI tháng 8 tăng 0,63% so với tháng trước đó. Mức tăng này đứng thứ 3 trong 8 tháng đầu năm và chỉ xếp sau tháng 1 (với mức tăng 1%) và tháng 2 (+1,37%).

 

CPI tháng 8 tăng trong bối cảnh 5 tháng trước đó lạm phát đứng ở mức rất thấp, đặc biệt trong 2 tháng liền trước (tháng 6 và tháng 7) lạm phát CPI tụt xuống mức âm với tương ứng là -0,29% và -0,26%.

 

Nổi bật trong lần tăng tháng 8 này và cũng không nằm ngoài dự đoán của nhiều người là nhóm thuốc, dịch vụ y tế (+5,44%); nhóm giao thông (+1,07%); và nhóm nhà ở vật liệu xây dựng và chất đốt (+2,03%).

 

Không cần được giải thích người dân đều hiểu rằng nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng ở mức cao chưa từng có trong nhiều năm qua như vậy (riêng dịch vụ y tế tăng tới 7,71%) là do các bệnh viện lớn tại các tỉnh thành phố trung ương nơi cứu chứa phần lớn lượng bệnh nhân của cả nước gần đây đồng loạt tăng kịch trần viện phí.

 

 

Trong khi đó, nhóm giao thông tăng không có lý do gì khác là 3 lần tăng giá xăng dầu dồn dập kể từ 20/7 cho tới giữa tháng 8 vừa qua (với mức tăng tổng cộng 2.400 đồng/lít với xăng và 1.650 đồng với dầu diezen).

 

Còn nhóm nhà ở vật liêu xây dựng và chất đốt tăng cao đến không ngờ là do khí gas tăng dữ dội tới 16,5% và giá một số vật liệu xây dựng, trong đó có thép hồi phục sau 1 thời kỳ dài rớt giá mạnh.

 

Như vậy, có thể thấy, chỉ số CPI đã quay đầu tăng rất nhanh trở lại trong tháng 8 chủ yếu là do các mặt hàng thiết yếu tăng giá. Giá tăng và có dấu hiệu còn tăng tiếp trong các tháng tiếp theo khi mà nhiều hàng hóa và dịch vụ thiết yếu tăng chưa tác động vòng 2 tới thị trường.

 

Một câu hỏi mà nhiều người đặt ra là liệu chỉ số CPI dương trở lại có phải là 1 tín hiệu tốt cho nền kinh tế hay đang cảnh báo một thời kỳ lạm phát mới?

 

Tăng giá liên tiếp: Đẩy lạm phát lên cao? 

 

Nhìn kỹ hơn vào đợt tăng của chỉ số CPI lần này, không ít người không khỏi băn khoăn khi mà nguồn gốc tăng giá lại chủ yếu đến từ các mặt hàng đầu vào quan trọng và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu như giá xăng dầu tăng, giá gas leo thang, viện phí vọt lên trần..

 

CPI tăng trở lại dường như chưa phải do tiền được bơm ra nhiều hay do sức cầu về hàng hóa và dịch vụ được cải thiện.

 

Trên thực tế, lượng tiền bơm từ các ngân hàng và đầu tư công ra thị trường - theo định nới lỏng dần các chính sách tiền tệ có thể chưa thực hiện được bao nhiêu trong vài tháng gần đây.

 

Số liệu từ Cục Thống kê Hà Nội cho biết, tăng trưởng tín dụng của thành phố này trong tháng 8 ước đạt 0,92%, với tổng dư nợ cho vay khoảng 613.343 tỷ đồng. Con số này thực sự đã khá ấn tượng so với 7 tháng đầu năm, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với tăng trưởng huy động là 2,17% và không cao so với dự định tăng tín dụng chung cho cả năm trên phạm vị toàn quốc là 8%.

 


Được biết, trong 10 ngân hàng vừa được Ngân hàng Nhà nước nới chỉ tiêu tăng tín dụng, có ngân hàng được tăng tín dụng đến 30%. Tuy nhiên, tính chung trên cả hệ thống, tăng trưởng vẫn rất thấp (7 tháng mới đạt 1,06%) do sự hấp thụ của nền kinh tế thấp.

 

Sức cầu hàng hóa, cũng chưa được cải thiện. Có khá nhiều thống kê và tín hiệu cho thấy, sức mua trong vài tháng qua và ngay cả thời điểm hiện tại vẫn cạn kiệt; hàng tồn kho vẫn cao. Thế nhưng, dù tiêu thụ không được nhưng giá cả vẫn tăng vì chi phí đầu vào không ngừng tăng lên.

 

Ngay trong tháng 8, giá xăng đã hai lần tăng, giá gas cũng tăng mạnh và ngay tại thời điển này nguy cơ một lần tăng giá xăng… có thể đẩy xăng dầu lên mức cao nhất từ trước đến nay đã khiến cho DN như mắc kẹt giữa một bên là sức ép chi phí tăng, một bên là ế ẩm, khó bán hàng vì sức mua của dân cạn kiệt.

 

Chính vì thế, một chuyên gia từ Học viện Tài chính cảnh báo,đây mới chỉ là một dấu hiệu ban đầu nhưng không thể lơ là với nguy cơ lạm phát bắt đầu quay trở lại. Hơn thế, lạm phát lần này là do chi phí đẩy từ tác động của tăng giá xăng, điện chứ không phải do sức cầu.

 

Vì chuyên gia này nhấn mạnh: “Tiền chưa bơm ra mà đã lo lạm phát. Giá dầu thế giới vẫn đang tiếp tục tăng, doanh nghiệp trong nước đang tiếp tục muốn tăng tiếp. Còn doanh nghiệp vận tải trong nước thì đang đồng loạt xin tăng giá cước. Nếu lạm phát quay lại trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn thì không vui chút nào”.

 

Hơn nữa, theo nhiều chuyên gia, chỉ số giá dự báo sẽ còn tăng mạnh khi mà các hàng hóa đầu vào quan trọng như xăng dầu, điện tăng giá trong thời gian qua chưa phản ánh hết trên thị trường thông qua các tác động gián tiếp. Gần đây nhất, giá xăng tăng 1.100 đồng từ chiều ngày 13/8 chưa phản ánh nhiều vào chỉ số CPI tháng 8 bởi các mẫu lấy giá được tính chỉ tới hết ngày 15/8. Các tác động vòng 2 cũng chắc chắn chưa có nhiều.

 

Theo quy luật, chỉ số CPI rất có thể còn tăng mạnh trong các tháng tiếp theo khi mà quy luật hằng năm cho thấy quý III và quý IV là thời điểm giá hàng hóa thường biến động theo chiều hướng tăng.

 

Không những thế, chủ trương bơm mạnh vốn ra thị trường thông qua đầu tư công và các ngân hàng tăng cường giải ngân nhằm bảo đảm mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm nay rất có thể sẽ có tác động cộng hưởng đến tốc độ tăng lạm phát. Thậm chí, với độ trễ tác động thì lạm phát có thể sẽ tăng mạnh hơn trong những tháng tiếp theo

 

Theo kế hoạch, trong vài tháng cuối năm sẽ giải ngân nhanh toàn bộ số vốn ngân sách và trái phiếu chính phủ với tổng trị giá khoảng 130.000 tỷ đồng nhằm tạo tổng cầu cho nền kinh tế, giải quyết hàng tồn kho và tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp.

 

Con số này là rất lớn (gấp rưỡi so với trung bình 6 tháng đầu năm) và cùng với nỗ lực đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng nhằm đạt mục tiêu khoảng 8% cho cả năm (so với mức 1% trong 7 tháng), thì khả năng CPI tăng vọt trong các tháng tới là không loại trừ.

 

Mạnh Hà
 Theo VietnamNet


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập201
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại870,875
  • Tổng lượt truy cập90,934,268
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây