Học tập đạo đức HCM

Thực phẩm tăng giá sớm, đau đầu người mua kẻ bán

Thứ hai - 14/01/2013 19:08
Nếu như trước đây các bà nội trợ chỉ chuẩn bị tâm lý cho việc giá thực phẩm tăng sau khi tăng lương hay xăng tăng giá và trong các dịp lễ, tết thì bây giờ vấn đề giá cả còn chịu tác động bởi một yếu tố nữa là thời tiết. So với năm ngoái, hiện tượng tăng giá thực phẩm quá sớm trước dịp Tết nguyên đán như năm nay đã khiến cả kẻ mua, người bán đều đau đầu mỗi lần đi chợ…

 

Thường thì vào dịp gần tết, giá thực phẩm bao giờ cũng tăng. Tuy nhiên, năm nay, việc các loại thực phẩm tăng giá ngay từ cuối tháng 11 âm lịch là tình trạng nằm ngoài dự kiến của các bà nội trợ.

Thực phẩm tăng giá sớm, đau đầu người mua kẻ bán

Giá ổn định nên những sạp thịt lợn vẫn thu hút đông đảo khách hàng

Chị Phương (Phường Bắc Hà) cho biết: “Giá rau củ quả và một số loại thịt tăng lên từng ngày khiến tôi phải thắt chặt chi tiêu. Mọi ngày chỉ khoảng 100 nghìn đồng là đủ để mua thực phẩm cho cả nhà trong ngày nhưng mấy ngày gần đây tôi phải chi thêm 30. 000 – 50.000 nữa mới đủ”.

Theo khảo sát của chúng tôi, hiện nay, giá cả ở các ngôi chợ tại thành phố Hà Tĩnh khá giống nhau, chỉ có các loại cá, tôm và thịt lợn là vẫn giữ nguyên giá còn thịt bò thì đã tăng từ 170.000/kg lên 200.000/kg (loại 1) từ khoảng 1 tháng nay. Trứng gia cầm các loại cũng tăng nhẹ từ 300 – 500 đồng/quả (tùy loại gà, vịt).

Mặc dù có khá nhiều trang trại nuôi gia cầm, nhất là gà nhưng thời gian gần đây do thông tin về việc Nhà nước thắt chặt hoạt động nhập khẩu gà loại thải của Trung Quốc đã khiến người nông dân đẩy giá gà tại chuồng lên cao. Hơn nữa, tâm lý giữ gà bán tết của một số gia đình cũng khiến giá cả thịt gia cầm cũng tăng khá nhanh. Gà cỏ tăng từ 130.000 đồng/kg lên 150.000 đồng và đến hôm nay là 160.000 đồng/kg (gà chưa làm thịt), gà gô thịt sẵn tăng từ 95.000 đồng/kg lên 120.000 đồng/kg, gà mía tăng từ 70.000 đồng/kg lên 90.000 đồng/ kg, ngan thịt cũng tăng nhẹ từ 70.000 đồng/kg lên 80.000 đồng/kg.

Chị Dung chuyên bán gà lồng ở khu vực chợ Bắc Hà cho biết: “Mọi hôm mỗi ngày tôi bán vài ba yến gà cỏ nhưng gần đây khi giá gà tăng lên thì sức mua giảm hẳn, nhiều người đến hỏi rồi bỏ đi không mua, tình trạng ế mang về là chuyện thường. Tết nhất sắp đến rồi mà việc buôn bán lại gặp khó khăn như thế này thì đau đầu lắm em ạ”.

Tăng giá ồ ạt nhất phải kể đến các loại rau, củ nhập về từ miền Bắc. Chị Tịnh – một tiểu thương kinh doanh rau ở chợ Bắc Hà cho biết: “Giá rau lấy sỉ tăng đến chóng mặt khiến chúng tôi cũng dè dặt hơn trong việc mua về. Nguyên nhân mà các chủ hàng đưa ra là do thời tiết giá lạnh, các vựa rau không năng suất dẫn đến tình trạng khan hiếm nên người nông dân đẩy giá cao lên, vì thế chúng tôi cũng phải nhập với giá cao đột biến. Giá rau tăng khiến lượng mua giảm xuống nên hàng cũng ế hơn mọi hôm”.

Giá rau tăng nhanh trong khoảng 10 ngày nay. Tại chợ đầu mối, súp lơ tăng từ 7 nghìn lên 10 nghìn/ cái trắng, 10 nghìn lên 13 nghìn/cái xanh, bắp cải tăng từ 7 nghìn đồng/kg lên 13 nghìn/kg, cà chua tăng từ 12 lên 15 nghìn/kg, cải thảo tăng từ 10 nghìn lên 15 nghìn/kg. Trong đó tăng mạnh nhất là khoai sọ, từ 12 nghìn lên 20.000/kg và bí đỏ từ 6000 lên 10000/kg.

Không riêng gì các loại rau nhập khẩu mà các loại rau của nông dân địa phương canh tác cũng rất hiếm. Nếu như thường ngày ở những góc nhỏ của các ngôi chợ, người nông dân ngồi bán rau nhiều thì mấy ngày gần đây vãn hẳn. Tình trạng khan hiếm đối với một số mặt hàng như mùng tơi, rau ngót, ngải cứu, rau muống, ngọn khoai lang… diễn ra thường xuyên. Mà nếu có giá cũng cao nên kén người mua. Khan hiếm hơn cả là các loại rau thơm như diếp cá, húng, quế, mùi tàu… khiến mặt hàng này tăng gấp đôi.

Không chỉ người mua đau đầu khi tính toán các khoản chi tiêu chợ búa mà không ít người bán cũng ái ngại. Chị Hoa – chủ sạp rau ở chợ tỉnh cho biết: “Thời tiết rét đậm được dự báo còn kéo dài nên cũng chẳng mong ngày giá rau bình thường trở lại. Giá rau nhập về cao nên chúng tôi cũng chỉ tính lãi hơn 1 vài giá chứ không dám lời nhiều”.

Trong tình trạng giá cả tăng từng ngày như hiện nay, nhiều bà nội trợ cũng đã chọn giải pháp thắt chặt chi tiêu. Chị Thủy (phường Thạch Quý) cho biết: “Gia đình tôi buôn bán nhỏ nên việc đi chợ trong thời buổi giá cả leo thang này vô cùng khó khăn. Rau tăng giá đều thì đành chịu còn thức ăn mặn thì cá biển và thịt lợn vẫn là lựa chọn hàng đầu, những loại thực phẩm như thịt bò hay gà thì chỉ những ngày có khách tôi mới mua”.

Tình trạng giá cả leo thang có lẽ sẽ chưa ngừng khi những ngày Tết đang cận kề. Và do đó, lựa chọn như chị Thủy là một giải pháp thông minh và được khá nhiều bà nội trợ áp dụng.

Phong Linh
Theo baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập147
  • Máy chủ tìm kiếm17
  • Khách viếng thăm130
  • Hôm nay36,254
  • Tháng hiện tại903,765
  • Tổng lượt truy cập90,967,158
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây