Đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp (DN) trong và trong nước. Tính riêng ba năm trở lại đây, đã có 190 tỉ đồng từ các DN đầu tư vào AHTP.
Đã thấy thành quả
Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh mỗi năm TP. HCM mất gần 1.000ha đất. Trong khi những địa phương như huyện Củ Chi trước đây làm lúa năng suất thấp, còn trồng rừng thì vài chục năm mới thu hoạch được, vậy phải làm gì tăng thu nhập cho người dân thật sự là bài toán khó đặt ra. Sau khi tham khảo các mô hình của thế giới, UBND TP. HCM thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp với rất nhiều chương trình khuyến khích cụ thể như trồng rau, nuôi bò sữa, cá sấu... nhằm tạo nhiều sản phẩm nông nghiệp đa dạng, có giá trị kinh tế cao. Trong đó, quyết định thành lập khu nông nghiệp công nghệ cao được xem là một bước chuyển đổi khá quan trọng.
Ông Từ Minh Thiện- Phó trưởng Ban quản lý AHTP cho biết: AHTP là khu nông nghiệp công nghệ cao đầu tiên của cả nước chủ yếu cung cấp hạt giống chất lượng cao, nghiên cứu và chuyển giao các mô hình sản xuất rau an toàn cho nông dân, các hợp tác xã, các DN ngành nông nghiệp.
Đến nay, AHTP đã thu hút được 14 dự án đầu tư với số vốn 190 tỷ đồng. Với thế mạnh về giống cây trồng, đến nay AHTP đã nhân giống được 510.380 cây lan cấy mô các loại, ươm cây giống và chuyển giao 28.100 cây cà tím, 382.000 cây ớt giống, 42.800 cây bí giống...
Hiện AHTP còn hợp tác với các nước có thế mạnh về nông nghiệp như Hà Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Israel... nhằm kết nối giao thương, sản xuất các giống chất lượng cao, các sản phẩm nông nghiệp theo quy trình công nghệ hiện đại.
Đặc biệt, AHTP tiếp cận kỹ thuật nông nghiệp mới không theo hướng chỉ nghiên cứu cơ bản mà tập trung ứng dụng công nghệ cao vào thực tế sản xuất nông nghiệp, tiếp cận theo chuỗi cung ứng, làm cho sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng ngày càng cao, phù hơp với tiêu chuẩn quốc tế hướng đến xuất khẩu.
Mở rộng và đẩy mạnh chuyển giao công nghệ cao
Để tạo sức lan tỏa trong ứng dụng công nghệ, AHTP đã thành lập Trung tâm ươm tạo và nghiên cứu phát triển công nghệ cao nhằm xây dựng mô hình chuẩn để chuyển giao hiệu quả công nghệ lai tạo giống lan, chuối, rau cho nông dân. Mỗi năm đưa ra thị trường hàng chục tấn giống chất lượng cao. Thực hiện đào tạo cho cả ngàn lượt nông dân, DN.
Thông qua kết quả nghiên cứu, khảo nghiệm đang hoàn thiện quy trình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC và xây dựng 5 loại mô hình trình diễn rau ăn lá, dưa lưới, hoa lan, ớt, cây ăn trái. Các mô hình này bước đầu chứng minh được hiệu quả kinh tế đạt chuẩn GlobalGAP và từng bước xuất khẩu.
Theo định hướng đến năm 2020, AHTP sẽ phát triển thành khu nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả bền vững; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thủy sản theo hướng gắn liền với đặc trưng của đô thị lớn là nông nghiệp sạch, không gây ô nhiễm môi trường, tăng cường ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học vào sản xuất…
Trước mắt, AHTP sẽ tập trung xây dựng dự án khu nông nghiệp công nghệ cao ngành thủy sản tại huyện Cần Giờ, diện tích 89,74ha với 564 tỷ đồng và dự kiến sẽ đi vào hoạt động năm 2017. Bên cạnh đó, AHTP đang có chủ trương xin đầu tư một khu chuyên ngành chăn nuôi, chủ yếu là chăn nuôi gia cầm tại huyện Bình Chánh (quy mô 180ha). Ở giai đoạn tiếp theo, AHTP sẽ mở rộng quy mô trồng trọt tại khu trung tâm chính đặt ở huyện Củ Chi khoảng 200 ha nhằm thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực trồng trọt.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã