Học tập đạo đức HCM

Về việc "Nuôi trồng thủy sản cũng phải đóng phí": Chủ trang trại chưa sẵn sàng chi trả dịch vụ môi trường rừng

Thứ tư - 19/12/2012 21:31
Trước thông tin Bộ NNPTNT xây dựng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với người nuôi trồng thủy sản và có thể áp dụng ngay trong năm 2013, nhiều chủ trang trại và doanh nghiệp bày tỏ sự lo lắng.

"Thu quá cao"

Trao đổi với phóng viên NTNN, bà Đặng Thị Dịu - chủ trang trại nuôi tôm, khu 7, phường Hải Hoà, TP.Móng Cái, Quảng Ninh chia sẻ: "Tôi nhất trí với việc Nhà nước thu phí môi trường nước vì nhiều nước cũng làm. Nhưng tôi thấy dự thảo chính sách thu phí môi trường nước đưa ra mức đóng chưa hợp lý ở một số mức.

Chẳng hạn, với phương án thu phí theo lợi nhuận ròng/ha/năm thì mức đóng cao nhất là 0,45%, tức là 1.089.000 đồng/ha/năm. Đầm tôm của gia đình tôi có diện tích hơn 32ha vị chi tôi phải đóng tới hơn 35 triệu đồng/ha/năm. Nếu căn cứ theo diện tích nuôi thì đầm tôi của gia đình tôi phải đóng tới hơn 22 triệu đồng/năm là quá cao".

Người nuôi trồng thủy sản tới đây sẽ phải đóng thêm phí.

Cùng suy nghĩ với bà Dịu, ông Nguyễn Văn Quắn ở xã Mỹ Long Nam (huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh) thắc mắc: “Nếu đóng thêm tiền mua nước, có bớt được rủi ro?” Ông Quắn phân tích: "Nếu thuế hay phí môi trường nước dự kiến tính ở mức 700.000 đồng/ha, hay 0,15% tổng doanh thu là mức thu khá lớn đối với nghề nuôi tôm. Sản xuất nông nghiệp mà đóng phí môi trường nước là không hợp lý. Bởi vì, nông dân phải chịu rất nhiều rủi ro từ giá cả bấp bênh, dịch bệnh tràn lan. Hiện người dân phải gánh nhiều loại phí, nếu gánh thêm thuế, phí môi trường nước nữa thì sẽ càng gặp khó khăn hơn".

Tâm tư của bà Dịu, ông Quắn cũng là suy nghĩ của nhiều chủ trang trại nuôi trồng thủy sản khác trong cả nước.

Lo giảm sức cạnh tranh

Khi được hỏi về việc Tổng cục Lâm nghiệp phối hợp với Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) đang dự kiến xây dựng cơ chế thu - chi dịch vụ bảo vệ môi trường rừng đối với doanh nghiệp sử dụng mặt nước để sản xuất, kinh doanh, ông Trần Văn Lĩnh - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản và thương mại Thuận Phước (Đà Nẵng) cho rằng: Khi xây dựng cơ chế thu thuế, hay phí, hay bất kỳ khoản thu dịch vụ nào đó, cơ quan chức năng phải tùy từng thời điểm, đặc trưng của từng ngành sản xuất, kinh doanh mà có những mức thu phù hợp.

Đối với sản xuất nông nghiệp hiện nay, là hoạt động mang lại thu nhập chính cho phần lớn nông dân, ngành nghề xuất khẩu chính của đất nước nhưng cũng đang trong tình trạng khó khăn trăm bề. Do đó, việc thêm một khoản thu nữa có thể sẽ khiến ngành nông nghiệp tụt thêm một vài bậc cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Mời độc giả tìm hiểu thêm các ý kiến phân tích đa chiều, chuyên sâu về chuyên đề "Mua nước" nuôi trồng thủy sản trên ấn phẩm Trang Trại Việt số 18 (xuất bản tháng 12.2012).

Ông Nguyễn Văn Đạo - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Gò Đàng cũng đồng ý với ý kiến này và phân tích thêm: "Ngay thời điểm này, sản phẩm cá tra phi lê xuất khẩu có giá 2,5 - 2,7USD/kg, chỉ vừa huề vốn cho doanh nghiệp chế biến, nhưng các nước vẫn nhập khẩu rất hạn chế. Nếu chi phí đầu vào, sẽ tăng giá bán lên nữa, chắc chắn cá tra Việt Nam sẽ càng khó cạnh tranh". Doanh nghiệp gặp khó, đồng nghĩa với nông dân nuôi trồng thủy sản gặp khó.

Nguồn:danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập68
  • Hôm nay38,591
  • Tháng hiện tại913,270
  • Tổng lượt truy cập90,976,663
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây