Anh Võ Đức Quý kiểm chất chất lượng, màu sắc rượu.
Chia sẻ về lý do bén duyên với cây nhàu, anh Quý cho biết: "Từ nhỏ, tôi đã thấy ba mẹ hay cắt nhàu phơi khô làm trà hoặc ăn sống để chữa bệnh nhức mỏi, đau lưng, mất ngủ… Sau này, tôi dành thời gian tìm hiểu sâu hơn và nhận thấy cây nhàu không chỉ là loại cây dược liệu quý mà còn có thể đem lại lợi nhuận kinh tế cao nên quyết định nghiên cứu sản xuất rượu từ trái nhàu”.
Năm 2018, anh Qúy bắt đầu nghiên cứu sản xuất rượu từ trái nhàu. Để sản xuất được rượu nhàu anh Quý phải mất khoảng 1 năm thuê chuyên gia từ Trường Đại học Cần Thơ nghiên cứu và cho ra đời rượu nhàu. Khi mới sản xuất được mẻ rượu đầu tiên, anh Qúy chưa vội bày bán ra thị trường mà nhờ người quen, bạn bè đánh giá chất lượng từ mùi đến màu sắc để hoàn thiện. Để làm ra rượu nhàu có 2 thành phần chính là rượu gạo nồng độ cao và trái nhàu vừa chín tới. Vì khi trái nhàu vừa chín tới thì mới cho ra rượu có mùi thơm và màu sắc đẹp mắt. Qua thời gian ngâm ủ khoảng 8 tháng cùng công nghệ hiện đại, rượu đã loại bỏ được phần lớn độc tố tồn dư cộng thêm hương thơm tự nhiên từ trái nhàu tươi tạo ra mùi vị cay nồng và thoang thoảng mùi thơm của trái nhàu nên nhận được rất nhiều tình cảm và sự tin yêu của khách hàng với tên gọi Rượu Quý.
Rượu Quý được chọn để tham gia Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm (OCOP) của thành phố Cà Mau.
Để có đủ nguyên liệu cho sản xuất, anh Quý liên kết với người dân ở huyện Đầm Dơi trồng nhàu vừa có nguyên liệu sản xuất ổn định vừa tạo thu nhập cho người dân. Anh Quý cho biết thêm: “Chúng tôi sản xuất với số lượng lớn, nếu không làm vậy sẽ không đủ nhàu để sản xuất. Vì vậy, tôi tiến hành ươm cây con đưa cho người dân trồng. Khi có trái, người trồng sẽ thu hoạch và bán lại với giá giá 6.000 đồng/kg”.
Nhưng hiện nay cái khó là sức tiêu thụ chưa nhiều, mặc dù nhiều khách hàng đã thưởng thức rồi sẽ rất thích vì chất lượng rượu nhưng do là sản phẩm mới có mặt tại thị trường nên chưa có nhiều khách hàng biết đến. Anh Quý cho biết: “Chúng tôi hi vọng sau khi được tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của địa phương sẽ là tiền đề để thương hiệu rượu nhàu chúng tôi sẽ nhiều người biết đến hơn. Tôi đang hoàn thiện sản phẩm và hồ sơ để gửi về UBND thành phố Cà Mau thẩm định sản phẩm. Thời gian tới, tôi cũng có dự định sản xuất thêm các sản phẩm khác từ trái nhàu như nước cốt nhàu, trà nhàu…để đa dạng hóa sản phẩm và đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và ngoài tỉnh”.
Theo Kim Nhiên/camau.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã