Học tập đạo đức HCM

Chuyện lạ ở tỉnh Vĩnh Phúc: Nông dân hái lá đỗ tương bán 18.000 đồng/kg, sự thật hay chiêu trò của thương lái?

Thứ bảy - 02/01/2021 21:23
Những tưởng cây đỗ tương chỉ duy nhất phần quả có giá trị kinh tế, phần còn lại của cây sau thu hoạch để cho trâu, bò ăn hoặc làm phân chuồng. Ấy thế mà giờ đây, lá cây đỗ tương trồng ở tỉnh Vĩnh Phúc bước vào giai đoạn chuẩn bị thu hoạch được thu hái bán cho thương lái với giá 18.000 đồng/kg.

Thu hái lá đỗ tương bán cho thương lái với giá 18.000 đồng/kg. Câu chuyện thoạt nghe khó tin. Liệu đây có phải là một chiêu trò của thương lái?

 

Chuyện lạ ở tỉnh Vĩnh Phúc: Nông dân hái lá đỗ tương bán 18.000 đồng/kg, sự thật hay chiêu trò của thương lái? - Ảnh 1.

Nông dân xã Liên Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc hái lá đỗ tương bán cho thương lái. Ảnh: Nguyễn Lượng

Thời điểm này, trên nhiều cánh đồng của xã Liên Châu, huyện Yên Lạc (tỉnh Vĩnh Phúc) không khó để bắt gặp hình ảnh bà con nông dân đi thành từng tốp nhỏ, có mặt trên khắp các ruộng đỗ tương, tay thoăn thoắt hái lá, đặt từng bó nhỏ cho vào làn, bao tải.
Cô Phùng Thị Bình, thôn Nhật Chiêu 2, xã Liên Châu cho biết: "Lá đậu tương này chúng tôi hái để bán cho thương lái. Họ đánh xe tải về tận xã thu mua lá đậu tương với giá 18.000 đồng/kg".

Khi được hỏi doanh nghiệp nào về thu mua, cô Bình không nắm được, bảo cả xã mọi người biết được thông tin, thấy có lợi nên rủ nhau làm. 

Họ đưa ra yêu cầu cũng rất đơn giản, chỉ cần lá đỗ tương chín (có màu vàng), lành lặn, không bị sâu, thủng, nên việc thu hoạch, chọn lựa cũng không khó khăn gì.

Cô Bình tiếp tục chia sẻ: “Trước đây, nghe báo chí tuyên truyền câu chuyện người dân ở nhiều địa phương trên cả nước ồ ạt đi thu hái lá mãng cầu xiêm, lá nhàu, lá cây rừng rồi bán cho thương lái Trung Quốc, kéo theo nhiều hệ quả khó lường.

Tuy nhiên, việc này thì khác, bởi khi lá đỗ tương bắt đầu chuyển sang màu vàng, để quả nhanh chín, chúng tôi cũng phải thăm đồng, bỏ ngày công làm cho lá rụng bớt. Nhất cử lưỡng tiện, vừa được tiền bán lá, lại đẩy nhanh tiến trình thu hoạch.
 

Trông thế thôi, chứ giỏi lắm mỗi ngày một người chỉ thu hái được khoảng 10 kg lá đậu tương, vị chi thu nhập gần 200 nghìn đồng. 

So với đi phụ hồ hoặc cửu vạn thì hái lá đậu tương bán đúng là nhàn hơn thật. Tuy nhiên, việc hái lá đỗ tương chỉ kéo dài trong vòng 3 tuần, bởi sau đó phải thu hoạch quả. Nên việc làm này cũng gọi là thêm thắt, chỉ phù hợp với người già, lao động thời vụ không có việc làm ổn định.

Nói thật, nếu cho thu nhập cao, thì không có tình trạng các ruộng bên vẫn bỏ hoang nhiều như thế kia đâu. Chẳng nói đâu xa, cánh thanh niên trong làng cũng đều chọn đi làm công ty, nhà máy hết rồi”.

Xung quanh câu chuyện hái lá đậu tương bán, cũng có không ít câu chuyện khá hi hữu. Một người dân chia sẻ: “Đó là tình trạng hái trộm lá đậu tương thi thoảng vẫn diễn ra. Ai có ruộng đậu tương lá đẹp, hằng ngày đều phải cắt cử người trông coi.

Nhiều nhà ruộng lớn, hái lá đỗ tương chả hết, vẫn phải đề phòng, bởi người đi hái trộm thường có tâm lý vội vàng, dễ dẫm đạp làm hỏng cây, làm dập nát hạt đỗ tương. 

Bên cạnh đó, khi hái lá đỗ tương họ không có sự lựa chọn, cốt làm sao hái cho càng nhiều càng tốt, lá xấu, lá đẹp lẫn lộn làm ảnh hưởng đến tâm lý thương lái thu mua”.
 

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Thị Tuyết, cán bộ nông nghiệp - môi trường xã Liên Châu ( huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) cho biết: “Nhiều năm nay, đỗ tương trở thành cây chủ lực vụ Đông trên địa bàn xã, cho hiệu quả kinh tế cao, chỉ xếp sau cây chuối tiêu hồng. Hiện toàn xã có hơn 100 ha trồng cây đỗ tương. Mỗi ha trồng đậu tương cho năng suất đạt 21 tạ, với giá bán 15.000 đồng/kg.

Đáng chú ý, từ năm 2019, Công ty Sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy (Quảng Ngãi) tổ chức trồng thí điểm giống đậu tương Vinasoy 02, trên diện tích 10,5 ha, cho 140 hộ trên địa bàn xã. Phía công ty cung cấp cây giống, hỗ trợ kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm, giá cao hơn giá thị trường, nên bà con an tâm gắn bó với cây đỗ tương hơn, giảm dần tình trạng bỏ hoang ruộng đất.

Còn việc bà con hái lá đậu tương bán cho thương lái, trên thực tế cũng mang lại giá trị kinh tế nhất định. Việc thu mua cũng diễn ra hơn 1 năm nay, chính quyền cũng rất lưu tâm, để ý; đồng thời, ghi nhận không có diễn biến gì bất thường. Quan trọng, hoạt động này cũng không ảnh hưởng gì đến giá trị, chất lượng cây trồng”.

https://danviet.vn/chuyen-la-o-tinh-vinh-phuc-nong-dan-hai-la-do-tuong-ban-18000-dong-kg-su-that-hay-chieu-tro-cua-thuong-lai-20210103003302272.htm

Theo Khánh Linh/danviet.vn


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập76
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm74
  • Hôm nay29,169
  • Tháng hiện tại896,680
  • Tổng lượt truy cập90,960,073
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây