Phát biểu tại Đại hội, Chủ tịch Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam Ngô Thế Dân chia sẻ: “Hội ra đời từ phong trào thi đưa “Phát triển vườn cây ao cá Bác Hồ” do Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Thủy sản phát động năm 1986 (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT).
Là Hội xã hội nghề nghiệp đầu tiên trong ngành nông nghiệp với Hội viên chủ yếu là nông dân và những người yêu thích nghề vườn, là cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý Nhà nước đã nghỉ hưu...
Mục tiêu của Hội là vận động hội viên và nông dân phát triển kinh tế vườn, ao, chuồng (VAC) để xóa đói giảm nghòe và tiến đến làm giàu.
Hội đã có hơn 35 năm xây dựng và trưởng thành qua 6 kỳ Đại hội.
Ngày nay, phong trào vận động phát triển kinh tế VAC do Hội Làm VN khởi xướng đã chuyển sang giai đoạn mới hướng đến vận động sản xuất sản phẩm VAC sạch có sức cạnh tranh trên thị trường, góp phần nâng cao vị thế của kinh tế vườn trong nền nông nghiệp Việt Nam”.
Báo cáo Tổng kết hoạt động của Hội Làm vườn nhiệm kỳ qua, Phó chủ tịch Thường trực Hội Làm vườn Việt Nam Bùi Sỹ Tiếu cho biết, 5 năm qua, dù gặp nhiều khó khăn nhưng tổ chức Hội vẫn phát triển, số lượng hội viên không ngừng tăng.
Nay, Hội có hội viên ở 54 tỉnh, 493 huyện, 6.197 hội cấp xã và 18.481 chi hội thôn với trên 840.000 hội viên, trong đó gần 30 hội viên là chủ trang trại, giám đốc công ty, HTX, tổ hợp tác sản xuất kinh doanh trong lĩnh vự nông nghiệp.
Theo báo cáo của 29 tỉnh, thành phố, số lượng hội viên được kết mới trong 5 năm qua là 19.000 hội viên. Chất lượng hội viên không ngừng được nâng cao nhờ hàng năm được đào tạo, tập huấn về công tác tổ chức, kỹ thuật sản xuất và tham quan mô hình.
Hiện, cả nước có 15 tỉnh Hội được công nhận là Hội có tính chất đặ thù và được hưởng trợ cấp thường xuyên từ ngân sách Nhà nước. Một số Hội tuy chưa được công nhận là Hội có tính chất đặc thù nhưng vẫn được giao biện chế và trợ cấp một phần từ ngân sách Nhà nước như Hội Làm vườn các tỉnh: Thái nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Nam Định, Đà Nẵng, TP. HCM... Điều này thể hiện vị thế của Hội Làm vườn Việt Nam ở địa phương.
Trung ương Hội với vai trò là trung tâm vận động phong trào làm kinh tế VAC trong cả nước, mặc dù không được hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, nhưng hàng năm vẫn tạo được vốn để duy trì tổ chức cuộc họp Thường vụ và Hội nghị toàn thể Ban chấp hành Trung ương Hội theo điều lệ Hội.
Dự Đại hội, ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ đánh cao vai trò của HLVVN, Hội đã đóng có đóng góp rất lớn vào sự phát triển của ngành nông nghiệp.
"Trước những thách thức lớn mang tính toàn cầu, phát triển nền nông nghiệp tuần hoàn đang trở thành một xu thế của nông nghiệp thế giới. Việt Nam được nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế đánh giá có những mô hình sản xuất ở quy mô nông hộ, trang trại rất phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của nông nghiệp tuần hòa. Vì vậy, việc tuyên truyền, vận động, hướng dẫn phát triển và nâng tầm các mô hình kinh tế VAc, vườn đô thị, nông nghiệp đô thị của HLVVN sẽ là một nội rất thiết thực, góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ và nông nghiệp tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam", ông Doanh nhấn mạnh.
Thời gian tới, với phương châm “Đoàn kết – Đổi mới – Sáng tạo – Hiệu quả", HLVVN cần tăng cường hơn nữa phối hợp với các địa phương đẩy mạnh phát triển phong trào VAC, nhân rộng mô hình vườn mẫu.
Bộ Nông nghiệp sẽ luôn quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện để phối hợp giữa các đơn vị của Bộ với HLVVN ngày càng gắn bó và hiệu quả hơn.
Dịp này, HLVVN được Bộ Nông nghiệp và PTNT trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
UB MTTQ VN tặng HHLVN Bức trướng với dòng chữ: “Đoàn kết – Đổi mới – Sáng tạo – Hiệu quả".
Liên HH trao cờ thi đua đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác Hội năm 2019 cho HLVVN.
Đại hội đã bầu ra 84 đồng chí vào Ban Chấp hành HLVVN khóa VII, nhiệm kỳ 2020 -2025.
Ông Nguyễn Xuân Hồng được bầu làm Chủ tịch HLVVN; các phó chủ tịch gồm Nguyễn Duy Lượng, Phạm Huy Thông, Mai Thành Phụng, Lê Quốc Doanh.
GS.TS. Ngô Thế Dân được Đại hội tín nhiệm bầu làm Chủ tịch danh dự HLVVN khóa VII.
Thiếu một cơ chế cụ thể Tại Đại hội, Chủ tịch HLV và TT Thanh Hóa Lôi Xuân Len cho biết, Hội sẽ cố gắng học hỏi và đưa tiến bộ khoa học áp dụng vào sản xuất. Vừa qua, Hội đã áp dụng với 300ha cây thanh long và cho hiệu quả tốt. Ngoài ra, còn có cây bưởi da xanh, bưởi Diễn;... đưa cá nóc, cá rô đầu vuông vào thử nghiệm; đưa công nghệ đệm lót sinh học của ĐH Nông nghiệp vào chăn nuôi... Về tổ chức xây dựng Hội, Hội đề xuất phải có cơ chế cụ thể. Điều đặc biệt của HLV và TT thanh hóa là lãnh đạo cấp Hội xã không còn là người về hưu, mà do các lãnh đạo đương chức kiêm nhiệm. Điều này chứng tỏ, làm kinh tế VAC không còn đơn giản chỉ dành cho những người nghỉ hưu. HLV và TT đề nghị Trung ương Hội cần bám vào chương trình của Nhà nước như XDNTM, giảm nghèo để tái cơ cấu ngành nông nghiệp hiệu quả hơn. Ông Len cũng cho biết, mục tiêu trong thời gian tới của HLV và TT Thanh Hóa là xây dựng mô hình nông nghiệp tuần hoàn không chất thảo, xu hướng chung hiện nay dù thực hiện mô hình này không dễ dàng. Tích cực kết nối các chuỗi giá trị sản xuất để nâng cao tính cạnh tranh. Xây dựng sản phẩm có truy xuất nguồn gốc, sản phẩn hữu cơ, VietGAP... |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã