Học tập đạo đức HCM

Nam Định: Ông nông dân bảnh trai trồng thứ gì trong nhà mà khách tấp nập vào, ra, đã thế còn thu tiền tỷ

Chủ nhật - 30/08/2020 19:52
Từ một thanh niên với hai bàn tay trắng, anh Nguyễn Văn Thành (SN 1978) ở xã Hải Chính, huyện Hải Hậu (tỉnh Nam Định) thành công với nghề trồng nấm. Mỗi năm Hợp tác xã trồng nấm do anh làm giám đốc có thu nhập tiền tỷ và liên tục đón đưa các đoàn khách thăm quan.

Thành công nhờ... kiên trì

Sinh ra trên vùng quê nghèo, lam lũ, ngay từ nhỏ anh Nguyễn Văn Thành đã thấu hiểu được nỗi vất vả "một nắng hai sương" của bố mẹ.

Dù quanh năm "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", nhưng gia đình anh cũng chẳng khá giả là bao. Nghe theo tiếng gọi của tổ quốc, anh Thành lên đường nhập ngũ, năm 1988 sau khi đi bộ đội về, anh gắn bó với nghề đánh bắt hải sản và làm muối biển- một trong những nghề truyền thông lâu đời ở địa phương. 

Trồng thứ cây nhìn như nhũ đá, lão nông thu hoạch tiền tỷ mỗi năm - Ảnh 1.

Nguyên liệu đầu vào- mùn cưa được anh Nguyễn Văn Thành (SN 1978) ở xã Hải Chính, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định lựa chọn kỹ lưỡng để làm bầu cấy nấm.

Thế nhưng, dù vất vả tối ngày, nhưng số tiền công kiếm được từ những nghề này cũng chẳng giúp anh khá giả, cái đói cứ bám riết lấy anh và gia đình. 

Suy nghĩ làm sao để thoát nghèo vẫn luôn đau đáu, đeo bám tâm trí anh. Thế rồi, năm 2010 trong một lần cùng người quen đi thăm quan mô hình trồng nấm ở TP Hải Phòng, nhận thấy nghề trồng nấm khấm khá giúp nhiều gia đình thoát nghèo, anh đã manh nha ý tưởng "gắn bó" với cây nấm.

  •  

Hàng ngày, anh giành phần lớn thời gian tìm tòi về cây nấm. Ngoài việc học hỏi kinh nghiệm từ sách vở, đài báo, anh còn lặn lội tới nhiều địa phương tham quan nhiều mô hình trồng nấm thành công để trau dồi kiến thức. 

Chưa dừng lại ở đó, để đảm bảo cho việc áp dụng kỹ thuật trồng nấm thành công, anh Thành tìm đến Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nấm (Viện Di truyền Nông nghiệp, thuộc Bộ NNPTNT) đăng ký lớp học trồng và sản xuất nấm. 

Khi kiến thức và kỹ năng trồng nấm đã hòm hòm, tháng 3/2011 anh xây dựng trang trại trồng nấm với quy mô gần 1.000m2. Thời gian đầu, anh tập trung trồng nấm linh chi, nấm bào ngư, mộc nhĩ, nấm rơm và nấm mỡ. 

Thế nhưng, trời chẳng chiều lòng người, 50.000 bịch phôi giống anh ương theo thời gian bị chết dần, chết mòn, gây thiệt hại khoảng 30- 40%. Nghiên cứu những phôi nấm bị chết, anh nhận thấy những phôi này chưa được áp dụng đúng kỹ thuật sấy, hấp nguyên liệu.

Trồng thứ cây nhìn như nhũ đá, lão nông thu hoạch tiền tỷ mỗi năm - Ảnh 2.

Theo anh Thành, mùn cưa cùng với phụ gia cám ngô, cám gạo được trộn lẫn đóng thành bịch sấy khô trước khi cấy giống nấm. Trang trại trồng nấm của anh Thành xây dựng ở xã Hải Chính, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

Để khắc phục những nhược điểm này, anh lại tìm tòi đọc sách báo, kết hợp với việc học tập kinh nghiệm trồng nấm từ những người đi trước. Nhờ đó, anh khắc phục được lỗi cấy phôi giống, những phôi nấm sau đó phát triển rất tốt, cho thu nhập cao. 

Trồng thứ cây nhìn như nhũ đá, lão nông thu hoạch tiền tỷ mỗi năm - Ảnh 3.

Hàng ngày, anh Nguyễn Văn Thành- Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc Hợp tác xã Linh Phát (áo hồng) giành nhiều thời gian cho trại trồng nấm của mình tại xã Hải Chính, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

Nhận thấy mô hình liên kết, sản xuất tập thể mang lại hiệu quả kinh tế cao, năm 2014, anh Thành đã thành lập Hợp tác xã dịch vụ Linh Phát với 8 thành viên và 25 lao động sản xuất.

Với vai trò là Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc Hợp tác xã Linh Phát anh Thành đã mạnh dạn áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng nấm, nâng cao chất lượng các loại nấm.

Chia sẻ về kỹ thuật trồng nấm, anh Thành cho biết: trồng nấm mất nhiều công đoạn. Đầu tiên, phải phối trộn mùn cưa đã được xử lý sạch với phụ gia cám ngô, cám gạo, tiếp đó tưới nước tạo độ ẩm. Sau đó, những nguyên liệu này được đóng vào bịch (mỗi bịch 1,5kg) rồi chuyển vào nhà hấp thanh trùng để diệt khuẩn trước khi cấy giống. 

Diệt khuẩn xong, giống được đưa vào bịch. Tiếp đó, chuyển bịch phôi ra nhà ươm sợi meo. Sau quá trình ươm 1 tháng đưa bịch phôi treo lên dây đối với nấm bào ngư, còn nấm linh chi sẽ bỏ lên giá. Để nấm phát triển tốt, độ ẩm phải luôn luôn duy trì từ 70 - 80%...

Cũng chính việc áp dụng thành công kỹ thuật trồng nấm, từ năm 2014 đến nay, Hợp tác xã Linh Chi của anh đã cho "ra lò" nhiều sản phẩm nấm có tiếng trên thị trường.

Trồng thứ cây nhìn như nhũ đá, lão nông thu hoạch tiền tỷ mỗi năm - Ảnh 4.

Nhờ áp dụng đúng khoa học, kỹ thuật nấm linh chi của Hợp tác xã dịch vụ Linh Phát xã Hải Chính, huyện Hải Hậu, Nam Định phát triển rất tốt. Nấm linh chi trong trại mọc đều, đạt kích cỡ yêu cầu.

Khi đã có thị trường, Hợp tác xã của anh tiếp tục đầu tư máy móc, công nghệ sản xuất trà nấm linh chi hoà tan.

Trồng thứ cây nhìn như nhũ đá, lão nông thu hoạch tiền tỷ mỗi năm - Ảnh 5.

Nấm linh chi phát triển đều, mang lại sản lượng lớn cho Hợp tác xã dịch vụ Linh Chi xã Hải Chính, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

Tính đến nay, Hợp tác xã dịch vụ Linh Phát đã có 3 sản phẩm được UBND tỉnh Nam Định công nhận là sản phẩm OCOP "Mỗi xã, phường một sản phẩm) đạt 3 sao, đó là: Rượu nấm linh chi Linh Phát, Nấm linh chi Linh Phát, Nấm bào ngư Linh Phát.

Trồng thứ cây nhìn như nhũ đá, lão nông thu hoạch tiền tỷ mỗi năm - Ảnh 6.

Nấm bào ngư- một trong những loại nấm chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao cho Hợp tác xã dịch vụ Linh Phát xã Hải Chính, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

Tiêu thụ sản phẩm- khâu mấu chốt quyết định thành bại

Nhâm nhi chén nước chè đặc quánh, anh Thành khoe với chúng tôi, hiện Hợp tác xã dịch vụ Linh Chi đang liên kết mua giống nấm của Viện Di truyền Việt Nam và Học viện Nông nghiệp 1 Việt Nam. 

Theo đó, quy trình sản xuất của anh dường như được khép kín, nấm thành phẩm sau khi sản xuất được bán cho Viện Di truyền Việt Nam và Học viện Nông nghiệp 1 Việt Nam.

Bật mí về chất lượng của sản phẩm, anh Thành cho biết, quy trình sản xuất nấm của anh được áp dụng theo quy trình sản xuất VietGAP.

"Từ khâu lựa lựa chọn nguyên liệu làm phôi, chọn giống, nguồn nước tưới... tất cả đều được áp dụng theo tiêu chuẩn quy trình VietGAP. Vì vậy, nấm Hợp tác xã sản xuất không chỉ cho năng suất cao mà còn đáp ứng yêu cầu chất lượng của thị trường. Sản phẩm sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết hàng đến đó...", anh Thành chia sẻ. 

Trồng thứ cây nhìn như nhũ đá, lão nông thu hoạch tiền tỷ mỗi năm - Ảnh 7.

Hàng năm, Hợp tác xã dịch vụ Linh Phát xã Hải Chính, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đón tiếp nhiều đoàn thăm quan, làm việc của các ban, ngành đoàn thể.

Nhẩm tính về thành quả kinh doanh năm 2019, anh Thành cho biết: năm 2019, Hợp tác xã dịch vụ Linh Phát đã sản xuất bán ra thị trường khoảng 5 tấn nấm linh chi thương phẩm (hàng sấy khô), 70 tấn nấm bào ngư, 10 tấn mộc nhĩ, 10 tấn nấm mỡ và khoảng 500 lít rượu nấm linh chi...

Tổng doanh thu trồng nấm, chế biến nấm của Hợp tác xã đạt khoảng 5,7 tỷ đồng. Hiện sản phẩm của Hợp tác xã dịch vụ Linh Phát đã có mặt tại 18 tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong đó, thị trường tiêu thụ lớn nhất là Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An và TP Hồ Chí Minh. 

Trồng thứ cây nhìn như nhũ đá, lão nông thu hoạch tiền tỷ mỗi năm - Ảnh 8.

Năm 2019, Hợp tác xã dịch vụ Linh Chi xã Hải Chính, huyện Hải Hậu, Nam Định được Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường ký tặng Bằng khen.

Nhờ việc tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, Hợp tác xã dịch vụ Linh Chi đã nhiều năm được Giải thưởng Lương Đình Của, Sao Thần Nông cùng nhiều Bằng khen của UBND huyện Hải Hậu và UBND tỉnh Nam Định. 

Năm 2019, Hợp tác xã dịch vụ Linh Chi được Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường tặng Bằng khen "Đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển 15.000 HTX và liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả năm 2018-2019".

Sau nhiều năm sản xuất, hiện hợp tác xã dịch vụ Linh Chi đã mở rộng mặt bằng xưởng sản xuất lên đến 2.300m2, cùng với 300m2 xưởng chế biến. Năm 2015, doanh thu của Hợp tác xã dịch vụ Linh Chi đạt 1,5 tỷ đồng, năm 2016 đạt 2,5 tỷ đồng, năm 2017 đạt 2,75 tỷ đồng, năm 2018 đạt 4,1 tỷ đồng, năm 2019 đạt 5,7 tỷ đồng.

https://danviet.vn/nam-dinh-ong-nong-dan-banh-trai-trong-thu-gi-trong-nha-ma-khach-tap-nap-vao-ra-da-the-con-thu-tien-ty-20200826110933315.htm

Theo Thành Nam/danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập116
  • Hôm nay33,762
  • Tháng hiện tại1,013,705
  • Tổng lượt truy cập91,077,098
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây