Theo ông Hồ Phước Hoàn, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản Bình Định, đến nay, Bình Định đã xác nhận sản phẩm an toàn theo chuỗi cho 48 sản phẩm các loại tại 25 cơ sở. Hàng tháng thực hiện lấy mẫu giám sát định kỳ các sản phẩm được xác nhận theo quy định.
Bên cạnh đó, ngành chức năng tỉnh này còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng với các nội dung: Xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (ATTP); tập huấn nâng cao nghiệp vụ; phối hợp các hội đoàn thể, địa phương tập huấn tuyên truyền phổ biến các quy định về ATTP… cho trên 500 lượt người.
Phối hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành ATTP tại 157 cơ sở; thực hiện hậu kiểm việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP tại 39 cơ sở; thẩm định, chứng nhận và đánh giá định kỳ điều kiện đảm bảo ATTP cho 227 cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản; giám sát dư lượng kháng sinh cấm và các chất độc hại trong sản phẩm nông lâm thủy sản trên 855 mẫu.
Đồng thời phối hợp với các địa phương, người tiêu dùng xử lý sản phẩm không đảm bảo ATTP, đặc biệt là với sản phẩm pate Minh Chay và các sản phẩm liên quan của Công ty TNHH Hai thành viên Lối Sống Mới trên địa bàn, nhằm kịp thời cảnh báo tới người tiêu dùng.
“Đặc biệt, trong năm 2020, trên địa bàn Bình Định đã không còn vi phạm về các chỉ tiêu dư lượng có ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng như hàn the, phẩm màu công nghiệp, bơm tạp chất agar vào tôm nguyên liệu. Điều này chứng tỏ ý thức của người dân về ATTP đã được nâng lên rõ rệt”, ông Hoàn khẳng định.
Theo Sở NN-PTNT Bình Định, trong quý III/2020, đơn vị này đã chỉ đạo các chi cục chuyên ngành thực hiện thẩm định điều kiện đảm bảo ATTP theo quy định tại 219 cơ sở, trong đó có 61 cơ sở sản xuất nông lâm thủy sản và 158 tàu cá. Ngành chức năng đã thẩm định, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho 183 cơ sở, tàu cá và thẩm định đánh giá định kỳ 36 cơ sở. Tính đến nay, Bình Định đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho 2.907 cơ sở, gồm 439 cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản và 2.468 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên.
Bà Nguyễn Thị Tố Trân, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định cho hay, thời gian qua, các chi cục chuyên ngành ở Bình Định đã tăng cường công tác kiểm tra giám sát dư lượng các chất độc hại và kháng sinh cấm trong sản phẩm nông lâm thủy sản. Trong quý III/2020 đã thực hiện được 732 mẫu, kết quả 279 mẫu kiểm tra định tính và 422 mẫu phân tích định lượng không phát hiện vi phạm, trong đó có 31 mẫu phát hiện vi phạm.
“Đối với các mẫu vi phạm, ngành chức năng đã thông báo kết quả mẫu không đáp ứng quy định về ATTP đến cơ sở, địa phương; đồn thời chúng tôi thành lập đoàn công tác thực hiện việc truy xuất nguồn gốc, thu hồi, xử lý thực phẩm không đảm bảo an toàn theo quy định”, bà Trân cho biết thêm.
“Trong năm 2021, chúng tôi sẽ tiếp tục nâng cao công tác giám sát, hậu kiểm về điều kiện quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản trên địa bàn. Đặc biệt chú trọng các sản phẩm đặc trưng của tỉnh, nhằm phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm về ATTP, gian lận nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, làm bước đệm để phát triển chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn. Xây dựng, xác nhận và giám sát sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chú trọng các sản phẩm chủ lực của địa phương...”, bà Nguyễn Thị Tố Trân, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định.
https://nongnghiep.vn/nang-cao-y-thuc-ve-an-toan-thuc-pham-d278271.html
Theo Đình Thung - Kim Sơ - Lê Khánh/nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã