Học tập đạo đức HCM

Sản xuất trái cây sạch có đầu ra ổn định

Thứ bảy - 21/11/2020 00:09
Trái cây muốn xuất khẩu đòi hỏi phải đạt chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm và truy xuất được nguồn gốc.
TP Cần Thơ có tổng diện tích trồng cây ăn trái gần 20.000ha đang phát triển theo hướng an toàn chất lượng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

TP Cần Thơ có tổng diện tích trồng cây ăn trái gần 20.000ha đang phát triển theo hướng an toàn chất lượng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

TP Cần Thơ có tổng diện tích trồng cây ăn trái gần 20.000ha. Nhiều năm qua địa phương này đã hình thành được nhiều vùng trồng cây ăn trái tập trung sản xuất theo hướng chất lượng cao và đảm bảo an toàn thực phẩm khi bán ra thị trường.

Từ cách làm đó đã giúp cho nhiều nông dân và HTX sản xuất trái cây trên địa bàn rất thuận lợi về mặt chăm sóc, quản lý dịch bệnh và tiêu thụ sản phẩm.

Trong 3 năm gần đây, nhiều quận, huyện đã xây dựng nhãn hiệu tập thể cho nhiều loại cây ăn trái, như: nhãn hiệu tập thể cam xoàn, nhãn Ido, phường Thới An, quận Ô Môn, dâu Hạ Châu, xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, sầu riêng Tân Thới, huyện Phong Điền... từ đó nâng cao giá trị, thương hiệu trái cây tại địa phương.

Ông Phan Văn Tây (Mười Tây), Giám đốc HTX nông nghiệp Lộc Hưng, ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ cho biết: HTX có 19 thành viên, đi vào hoạt động từ năm 2018, với tổng diện tích 30ha xoài. HTX xác định phát triển nông nghiệp sạch, đồng thời tạo ra những sản phẩm chất lượng cao nhằm nâng cao giá thành sản phẩm là hướng đi hàng đầu.

Hiện nay HTX Lộc Hưng đã triển khai thực hiện hiệu quả phương án sản xuất, phát huy tối đa những thuận lợi sẵn có, thực hiện liên kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp.

Theo đó, 30ha xoài của các hộ thành viên đã được chứng nhận VietGAP. Ðây chính là chìa khóa vàng để đưa sản phẩm tiếp cận thị trường rộng hơn. Với sản lượng 2,6 tấn/ha, thu nhập bình quân trên 117 triệu đồng/ha.

Để phát triển cây ăn trán bền vững, ngành nông nghiệp TP Cần Thơ đã tích cực hướng dẫn, hỗ trợ nông dân sản xuất theo các quy VietGAP, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Để phát triển cây ăn trán bền vững, ngành nông nghiệp TP Cần Thơ đã tích cực hướng dẫn, hỗ trợ nông dân sản xuất theo các quy VietGAP, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sau nhiều năm gắn bó và nghiên cứu anh Phạm Hồng Lẫm ở phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ đã xây dựng mô hình và quy trình tạo ra trái sầu riêng sạch theo hướng hữu cơ và có dán tem truy xuất nguồn gốc.

Anh Lẫm cho biết: Để trồng ra sầu riêng đạt chất lượng về mặt an toàn thực phẩm khi đến người tiêu dùng, thì trước nhất anh xây dựng mô hình thí điểm trồng sầu riêng sạch tại vườn nhà của mình gần 1ha đều sử dụng phân thuốc hữu cơ và đồng thời anh còn đứng ra bao tiêu khoảng 325ha nhà vườn trồng sầu riêng theo quy trình an toàn với 2 loại giống Moon thon và Ri 6 ở huyện Phong Điền, TP.Cần Thơ.

Để cho ra trái sầu riêng sạch và an toàn mang hương vị thơm ngon đến người tiêu dùng, anh Lẫm kiên quyết không chạy đua theo năng suất mà đưa chất lượng lên hàng đầu.

Mục đích đầu tiên của anh sẽ nhắm đến thị trường trong nước và xa hơn nữa là xuất khẩu. Đồng thời anh còn giao kèo với người dân sẽ tư vấn kỹ thuật, cung cấp phân thuốc hữu cơ đến cuối vụ sẽ bao tiêu trái sầu riêng cho nhà vườn.

Theo cách trồng anh đưa ra cho nông dân, sầu riêng phát huy được đặc trưng 3 hương vị (thơm, ngọt, béo) của trái sầu riêng và liên kết tìm đầu ổn định cho bà con nông dân. Chính vì vậy sầu riêng của anh sản xuất bán ra thị trường giá luôn cao hơn so với sầu riêng bình thường khoảng 5-8%.

Để người tiêu dùng yên tâm chất lượng sầu riêng, ngoài ra anh còn đầu tư tem thông minh truy xuất nguồn gốc trên từng trái sầu riêng để người tiêu dùng yên tâm tìm hiểu nguồn gốc.

Mấy năm nay nông dân trồng cây ăn trái ở TP Cần Thơ đang hướng đến sản xuất chất lượng gắn với liên kết doanh nghiệp bao tiêu đầu ra sản phẩm đầu ra. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mấy năm nay nông dân trồng cây ăn trái ở TP Cần Thơ đang hướng đến sản xuất chất lượng gắn với liên kết doanh nghiệp bao tiêu đầu ra sản phẩm đầu ra. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Ngọc Hè, GĐ Sở NN-PTNT TP Cần Thơ cho biết: Thời gian qua, ngành nông nghiệp cùng các địa phương đã triển khai nhiều hoạt động cung cấp thông tin, tập huấn kỹ thuật và hỗ trợ về vốn, giống cây trồng và kết nối cung cầu nhằm giúp người dân trồng cây ăn trái đạt hiệu quả.

Đặc biệt, ngành nông nghiệp đã tích cực hướng dẫn, hỗ trợ nông dân sản xuất theo các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, nhất là theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đồng thời, tăng cường liên kết, hình thành các vùng chuyên canh cây ăn trái tập trung chất lượng cao, gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm, cấp mã số vùng trồng, đảm bảo truy xuất được nguồn gốc xuất xứ, đáp ứng tốt cho cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Đến nay, toàn TP Cần Thơ có hơn 100ha cây ăn trái của 112 hộ dân tại các HTX và tổ hợp tác đã được chứng nhận VietGAP, với các loại cây ăn trái: Xoài cát Hòa Lộc, nhãn, vú sữa, mít, cam, sầu riêng…

Trái cây muốn xuất khẩu đi các nước và đưa vào bán với giá cao tại các siêu thị và kênh bán hàng cấp cao, đòi hỏi phải đạt chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm và truy xuất được nguồn gốc. Do vậy, ngành nông nghiệp TP Cần Thơ đã và đang rất quan tâm hỗ trợ nông dân xây dựng các vùng trồng tập trung, được cấp mã số vùng trồng và sản xuất trái cây đạt theo các tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu thị trường.

https://nongnghiep.vn/san-xuat-trai-cay-sach-co-dau-ra-on-dinh-d278022.html
Theo Lê Hoàng Vũ - Minh Đảm/nongnghiep.vn


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập142
  • Hôm nay21,807
  • Tháng hiện tại1,067,832
  • Tổng lượt truy cập91,131,225
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây