Ông Lân phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN thăm mô hình nuôi các loại cá trắm cỏ, trắm đen, cá chép...rộng 10 ha.
Ông Nguyễn Văn Lân (sinh năm 1963, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) nói: "Hồ Bin, những ngày đầu tôi vào khai hoang, nơi đây cỏ mọc tốt um tùm, xung quanh chỉ có núi đá và cây cối, tiếng chim hót vang cả ngày".
Hồ Bin nơi ông Nguyễn Văn Lân (sinh năm 1963, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) nuôi cá không bao giờ cạn nước. Ảnh: Vũ Thượng
Đặc biệt, hồ Bin tôi coi như một mỏ vàng quanh năm không bao giờ cạn nước, nước ở đây có vị trí sâu khoảng 3 mét nước, rất phù hợp để nuôi cá nước ngọt. Nước ở hồ Bin rất sạch, không có yếu tố độc hại khi nuôi các loại cá.
Ông Nguyễn Văn Lân chia sẻ với phóng viên Báo diện tử DANVIET.VN rằng: "Hiện tại tôi có khoảng 10 ha diện tích mặt nước để nuôi các loại cá trắm cỏ, trắm đen, cá chép, cá rô đồng…Trong 10 ha này, có khoảng 2/3 diện tích tôi trồng sen, trồng lúa…Lúa tôi trồng một vụ, khi thu hoạch hết vụ lúa, đợi những cơn mưa lớn trong năm, tôi đắp bờ giữ nước và thả cá lên các cánh đồng đó".
Hồ Bin xung quanh cảnh quan thiên nhiên đẹp, nguồn nước ở đây luôn trong mát. Ảnh: Vũ Thượng
"Với 31 năm nuôi cá, tôi khẳng định chưa một lần cá bị dịch bệnh mà chết. Bởi vì tôi đang sở hữu nguồn nước không bị ô nhiễm, tách biệt với khu công nghiệp, khu dân cư nên nước tự nhiên quanh năm mát lạnh. Khi vào mùa khô, nước khu vực xung quanh cạn hết, nhưng ở hồ Bin này nước sâu tới 3 mét, không lo cá bị nóng nước mà chết", ông Nguyễn Văn Lân cho biết thêm.
Cũng theo ông Lân, trong quá trình nuôi cá, thức ăn thừa lâu ngày trong nước bị phân hủy hay lượng phân thải của cá đều gây tái ô nhiễm nguồn nước nuôi trở lại. Người nuôi phải lên lịch thay nước cho hồ nuôi của mình thường xuyên hơn, tuy nhiên việc thay nước quá nhiều lần lại làm hạn chế sự phát triển của cá.
Hiện nay, ông Lân có 7 ao nuôi cá, trong đó 2 ao chuyên nuôi cá thương phẩm với diện tích 1 mẫu, các ao còn lại, ông Lân làm khu ươm cá giống theo từng kích thước khác nhau
Ông Nguyễn Văn Lân vừa ươm 4 vạn cá rô đồng. Ảnh: Vũ Thượng
Ông Nguyễn Văn Lân thổ lộ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN: "Lý do phân loại các ao nuôi nhằm để cá phát triển đồng đều, không bị hao hụt về đầu con, cá nuôi mà chênh lệch nhau lớn chúng sẽ cạnh tranh thức ăn của nhau, và dẫn tới tấn công, ăn thịt nhau".
Thường đàn cá lúc nhỏ ông Lân cho ăn thức ăn cám công nghiệp, khi cá đạt trọng lượng 0,5 kg trở lên tiến hành nuôi kiểu tự nhiên nên nhiều năm nuôi cá ông Lân chưa bao giờ thất bại.
Ông Lân dùng chai nhựa tạo âm thanh gọi đàn cá về ăn thức ăn. Ảnh: Vũ Thượng
Thời gian cho cá ăn, ông Lân lựa chọn thời điểm 16 giờ hằng ngày, khi đó ông dùng chai nhựa gõ vào nhau tạo âm thanh để gọi đàn cá trong ao lên ăn. Khi cho cá ăn quan sát đàn cá có bị xây xát hay bệnh tật gì không, màu sắc nước, nếu nước ao có nhiều tảo thì tiến hành cấp nước mới thay thế.
Từ việc bán cá rô đồng, ông Nguyễn văn Lân thu lời khoảng 100 triệu đồng/năm. Ảnh: Vũ Thượng
Mỗi năm ông Nguyễn Văn Lân thu hoạch khoảng 15-17 tấn cá các loại, chủ yếu cá tự gia đình kéo đem đi chợ bán, tùy vào từng thời điểm nên giá cá cũng khác nhau như cá trắm cỏ giá từ 65.000-80.000 đồng/kg, cá rô đồng 38.000-40.000 đồng/kg...Trừ mọi chi phí, ông Lân cũng thu lời 300.000 triệu đồng/năm.
Ông Nguyễn Văn Lân chọn thức ăn cám công nghiệp cho cá ăn khi đang nhỏ. Ảnh: Vũ Thượng
Nhờ bí quyết đảm bảo nguồn nước nuôi cá không bị ô nhiễm, cá lớn nhanh ít bị dịch bệnh mà gia đình ông Nguyễn Văn Lân (xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) "sống khỏe", con cái đủ điều kiện ăn học, gia đình khá giả.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố