Học tập đạo đức HCM

Nông dân Phan Văn Thắng – Thành công mô hình nuôi tôm – cua kết hợp

Thứ hai - 20/07/2020 23:34
Từ chỗ không có đất sản xuất, cuộc sống khó khăn, thiếu thốn nhưng nhờ cần cù, siêng năng, chịu khó và biết dành dụm trong chi tiêu sinh hoạt hàng ngày mà vợ chồng anh Phan Văn Thắng, ở khóm 4, thị trấn U Minh, huyện U Minh đã mua được 2 ha đất sản xuất nông nghiệp. Từ mảnh đất này, những năm qua vợ chồng anh Phan Văn Thắng đã thực hiện thành công mô hình nuôi tôm – cua kết hợp. Nhờ vậy mà thu nhập kinh tế được nâng lên, cuộc sống gia đình anh đã vượt qua cảnh khó khăn, túng thiếu và từng bước vươn lên làm giàu.



Anh Thắng căng lưới để quanh vuông để bảo bệ cua nuôi.

Hơn 10 năm trở về trước, cuộc sống gia đình anh Phan Văn Thắng, ở khóm 4, thị trấn U Minh, huyện U Minh gặp rất khó khăn, túng thiếu. Gia đình anh có 4 nhân khẩu nhưng không đất sản xuất, vợ chồng không ai có nghề nghiệp ổn định. Hàng ngày, vợ chồng anh chạy vỏ lãi đi thu mua tôm, cua trong các hộ dân về bán kiếm lời lấy tiền mua gạo ăn hàng ngày. Ngoài ra, ai thuê mướn gì thì vợ chồng anh cũng nhận làm, miễn sao có tiền để trang trải cho cuộc sống gia đình.

Sao bao năm thu mua tôm, cua để lo cho cuộc sống gia đình, vợ chồng anh Thắng đã dành dụm, tích góp được một số tiền. Năm 2016, vợ chồng anh Thắng mua được 2 ha đất sản xuất nông nghiệp ở khóm 4 thị trấn U Minh, huyện U Minh mà gia đình đang ở hiện nay. Khi mua được mảnh đất này, vợ chồng anh Thắng vui mừng không tả nổi. Những ngày đầu dọn nhà về đây sinh sống, ngày nào vợ chồng anh chị cũng đi xung quanh để ngắm nhìn mảnh đất – một thứ tài sản quá lớn – của mình. Có đất, vợ chồng anh Thắng lại hết vốn để đầu tư. Hằng ngày, vợ chồng anh phải tự bỏ công sức để cải tạo, dọn cỏ, sên vét kênh mương để đưa vào sản xuất.

Trên mảnh đất này, mỗi năm gia đình anh Thắng thả nuôi 3 vụ tôm, mỗi vụ thả nuôi 50.000 đến 60.000 con giống thẻ chân trắng và sau 3 tháng nuôi bắt đầu cho thu hoạch. Ngoài nuôi tôm, 1 năm anh thả nuôi xen canh 2 vụ cua, mỗi vụ thả nuôi 8.000 đến 10.000 con giống, sau 5 đến 6 tháng thu hoạch. Trong 3 năm trở lại đây, năm nào gia đình anh Thắng cũng có thu nhập khoảng 300 đến 350 triệu đồng từ mô hình nuôi tôm - cua kết hợp. Nhờ vậy mà kinh tế gia đình anh ngày một khấm khá và từng bước được vươn lên.
 



Anh Thắng lựa tôm để bán cho thương lái.


Để thực hiện mô hình tôm – cua kết hợp đạt hiệu quả cao, bản thân anh Thắng  phải trải qua biết bao khó khăn, vất vả. Hàng ngày, anh làm không có thời gian rảnh tay. Hết làm cỏ xung quanh bờ, dưới vuông, nạo vét kênh mương, rồi căng lưới bao xung quanh diện tích đất sản xuất để cua không bò qua vuông người khác…Dù công việc rất bận rộn, nhiều lúc rất mệt mỏi nhưng anh Thắng không nản chí mà quyết tâm làm giàu trên mảnh đất của gia đình mình. Anh Thắng cho biết: “Trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trong nuôi tôm, nuôi cua thì không nói trước được điều gì. Có thể hôm nay trúng thì ngày mai thất là chuyện bình thường. Tuy nhiên, để sản xuất đạt hiệu quả cao thì yếu tố đầu tiên là người nông dân phải cần cù, chịu khó và có lòng quyết tâm. Điều quan trọng là phải biết chọn giống tốt, thả nuôi đúng thời vụ và kịp thời phát hiện dịch bệnh trên tôm, cua nuôi để kịp thời phòng trị. Ngoài ra, phải tranh thủ thời gian đi tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm ở những nông dân sản xuất kinh doanh giỏi khác. Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về chăn nuôi, trồng trọt do do địa phương tổ chức. Chịu khó đọc thêm sách, báo, nghe đài, tra cứu trên mạng tìm kiếm những mô hình nuôi tôm – cua thành công để học hỏi về kỹ thuật nuôi. Nhờ thực đúng quy trình kỹ thuật nên những năm gần đây năm nào gia đình tôi nuôi tôm, nuôi cua cũng đạt hiệu quả cao”.

Không chỉ phát triển kinh tế cho gia đình, anh Thắng còn sẵn sàng chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm về kỹ thuật chăn nuôi, sản xuất cho bà con nông dân trong khóm khi có nhu cầu nuôi tôm - cua phát triển kinh tế gia đình cải thiện cuộc sống. Những việc làm của anh Thắng trong những năm qua luôn được bà con nông dân trong khóm 4, thị trấn U Minh, huyện U Minh tin yêu và quý trọng. Anh Thắng xứng đáng là một trong những gương nông dân điển hình trong lao động, sản xuất ở địa phương để cho những nông dân khác học tập và làm theo.          

Theo Hùng Phước/camau.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập168
  • Hôm nay27,317
  • Tháng hiện tại894,828
  • Tổng lượt truy cập90,958,221
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây