Học tập đạo đức HCM

Xúc động những lá đơn xin thoát nghèo, chữ viết tay nguệch ngoạc ở xã miền núi xứ Lạng

Thứ bảy - 18/07/2020 03:44
Thay vì trông chờ vào những cánh tay giúp đỡ, những gói quà thiện nguyện hay sự hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ dân ở xã miền núi thuộc huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) đã làm đơn xin thoát nghèo, nhường lại sự hỗ trợ cho những gia đình khó khăn hơn. Điều này đã tạo nên làn gió mới cho công cuộc giảm nghèo ở nơi đây.

Xúc động những lá đơn xin thoát nghèo
Xưa nay chuyện viết đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo đối với người dân là điều ít xảy ra. Nhiều người dân sẽ không tin là thực sự có những lá đơn ấy, bởi họ còn nặng tư tưởng "há miệng chờ sung" trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà nước.
Có những người chỉ mong mình nghèo mãi, bởi nghèo đồng nghĩa với khó khăn, thiếu thốn. Mà Nhà nước ta thì luôn quan tâm, hỗ trợ những hộ gia đình khó khăn từ vốn sản xuất đến cây con giống, hỗ trợ kỹ thuật, phân bón... với niềm mong mỏi duy nhất là làm sao để nhân dân có kế sinh nhai, có thu nhập và thoát khỏi cái nghèo đang đeo bám. 
Việc nhà nước quan tâm hỗ trợ, một mặt nào đó đã khiến một bộ phận người nghèo, ngại khó ngại khổ lại càng thêm ngại lao động, và cứ nghèo mãi, bởi suy nghĩ mình còn nghèo thì nhà nước còn hỗ trợ.
Xin thoát nghèo – Làn gió mới cho công cuộc giảm nghèo ở Lạng Sơn - Ảnh 1.
Sau nhiều năm chăm lo phát triển kinh tế, gia đình anh Lương Văn Hoàn ở thôn Trung Mai, thị trấn Chi Lăng đã có ngôi nhà đẹp và kiên cố, hoa nở rực khắp lối. Ảnh: C.L
Tuy nhiên, ở huyện miền núi Chi Lăng, Lạng Sơn gần đây đã xuất hiện những lá đơn tự nguyện với những dòng chữ viết tay nguệch ngoạc "xin để được thoát nghèo". 
Sở dĩ 3 hộ gia đình này làm đơn xin thoát nghèo vì họ cảm thấy kinh tế gia đình đã ổn định, không muốn ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước mà muốn tự mình vươn lên để thoát nghèo.

Anh Lương Văn Hoàn - hộ dân đầu tiên ở thôn Trung Mai, thị trấn Chi Lăng có lá đơn xin thoát nghèo gửi lên chính quyền cho biết: Gia đình tôi có ông, bà và 3 đứa con nhỏ, hai vợ chồng đều làm nông. Hồi mới cưới nhau, cuộc sống cũng rất vất vả, từ năm 2016 gia đình tôi thuộc hộ nghèo, năm 2018 đến nay gia đình tôi thuộc diện hộ cận nghèo. Hiện tại cuộc sống của gia đình cũng chẳng phải dư giả gì, nói chung là đủ ăn đủ mặc. Mùa nào thức nấy, 2 vợ chồng còn trẻ, còn khỏe, đất đai thì có nên cũng có thu nhập đồng ra đồng vào ổn định.
"Gia đình tôi cũng nghèo, nhưng đối với xã hội thì còn nhiều nhà vất vả hơn mình nên tôi quyết định viết đơn ra khỏi hộ nghèo để nhường sự hỗ trợ cho người khác khó khăn hơn mình", anh Hoàn chia sẻ.
Anh Hoàn cho biết thêm: "So với các hộ khác trong bản, thì mình đang còn khó khăn hơn, nhưng nhìn thấy nhiều hộ nghèo ở những nơi khác không có cả đất ở, phải đi xin, đi mượn để có nơi ở. Nhà ở cũng chỉ là túp lều dột nát, đến cái chỗ che mưa che nắng còn khổ như vậy thì tôi thấy mình đã may mắn hơn họ rất nhiều rồi".
Xúc động những lá đơn xin thoát nghèo, chữ viết tay nguệch ngoạc ở xã miền núi xứ Lạng - Ảnh 2.
Đơn xin thoát nghèo của gia đình anh Hoàn - chị Phương.
Cũng giống như gia đình anh Hoàn, hộ gia đình ông Lương Văn Tròn, ông Lương Văn Lả ở thôn Làng Vặc, thị trấn Chi Lăng cũng cho biết: "Năm 2020, mặc dù tình hình dịch bệnh cũng ảnh hưởng đến người nông dân chúng tôi nhưng tôi tự nhận thấy gia đình có thể tự lo được cho cuộc sống, có mức thu nhập trên chuẩn mức quy định cận nghèo. Gia đình có đơn gửi UBND thị trấn cho gia đình tôi xin thoát hộ cận nghèo để nhường sự hỗ trợ đó của nhà nước cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn hơn gia đình tôi".
Việc gia đình các hộ dân có đơn tự nguyện xin ra khỏi danh sách hộ cận nghèo là rất đáng được biểu dương hoan nghênh bởi không phải ai cũng suy nghĩ và làm được như thế. Thực tế nhiều hộ dân còn nặng tư tưởng trông chờ nhà nước hỗ trợ.
Làn gió mới cho công cuộc giảm nghèo xứ Lạng
Chính sách hỗ trợ người nghèo đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc giảm nghèo ở nông thôn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy một bộ phận người nghèo lại nảy sinh tư tưởng trông chờ, ỷ lại, chưa có ý thức nỗ lực vươn lên. Bởi vậy, việc các hộ dân thuộc thị trấn Chi Lăng mạnh dạn viết đơn xin ra khỏi hộ cận nghèo đã thực sự tạo nên luồng gió mới cho nơi đây.
Hiện nay trên địa bàn thị trấn Chi Lăng đang duy trì sản xuất hơn 405ha na, ngoài ra người dân cũng phát triển thêm các loại cây ăn quả khác như vải thiều, bưởi... Trong đó nhiều hộ gia đình có thu nhập từ 200 triệu đồng cho đến trên 800 triệu/năm.
Ông Hoàng Văn Éng - Bí thư Đảng ủy thị trấn Chi Lăng cho biết: Ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, Ban chỉ đạo giảm nghèo của thị trấn cũng đã tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn, công trình thủy lợi, ưu tiên làm đường giao thông. Điều này không chỉ tạo điều kiện cho việc đi lại mà nông sản bà con làm ra cũng tiêu thụ thuận lợi, được giá hơn. 
Xác định mục tiêu giảm nghèo bền vững phải xuất phát từ tiêu chí nâng cao thu nhập, vì thế địa phương cũng rất quan tâm xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp điều kiện tự nhiên, canh tác của địa phương. 
"Việc người dân tự nguyện xin thoát nghèo cho thấy người dân đã thoát khỏi tư tưởng trông chờ, ỷ lại, có ý chí vươn lên. Điều này rất đáng được biểu dương và hoan nghênh. Sau khi nhận được đơn của người dân, Đảng ủy, chính quyền thị trấn sẽ tiến hành đến tận gia đình xem xét, thẩm tra lại mức sống, thu nhập của các hộ gia đình rồi mới thể theo nguyện vọng xin thoát nghèo của bà con" - ông Éng nói.
Xin thoát nghèo – Làn gió mới cho công cuộc giảm nghèo ở Lạng Sơn - Ảnh 2.
Cây na dai trồng trên địa bàn thị trấn Chi Lăng đã góp phần rất lớn vào công cuộc giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây.
Thực tế cho thấy, sự thay đổi nhận thức và tư tưởng của người dân không tự nhiên có, đó là sự nỗ lực hành động của cả cấp ủy, chính quyền và của cả người dân. Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, ngoài các khoản hỗ trợ của nhà nước, chính quyền địa phương đã vận động, tổ chức tuyên truyền cho nhân dân phát triển sản xuất kinh tế để thoát nghèo.

Công cuộc xóa đói giảm nghèo đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều phía, trong đó, điểm mấu chốt là người nghèo phải có quyết tâm, tự thân thực sự muốn thoát nghèo. 
3 lá đơn đầu tiên xin ra khỏi hộ nghèo của đồng bào các dân tộc ở huyện miền núi Chi Lăng có thể xem như "luồng gió mát" thổi vào công cuộc giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Những gia đình viết đơn xin thoát nghèo không hẳn vì họ đã khá giả mà chứng tỏ đồng bào đã bắt đầu có ý thức vươn lên phát triển kinh tế gia đình, xóa bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước. Hơn thế, trong sâu thẳm tâm can, những gia đình viết đơn mong muốn các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đến tay đúng đối tượng, đến những hộ dân thực sự có hoàn cảnh khó khăn hơn, nghèo hơn mình.
Chuyên mục có sự phối hợp của Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo
 
                                    https://danviet.vn/xuc-dong-nhung-la-don-xin-thoat-ngheo-chu-viet-tay-nguech-ngoac-o-xa-mien-nui-xu-lang-20200717172345352.htm
Theo Chang Liễu/danviet.vn





 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập119
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại877,584
  • Tổng lượt truy cập90,940,977
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây