Học tập đạo đức HCM

Nóng như thiêu như đốt, chị em vẫn đầm mình dưới nước bắt con nhơn nhớt

Thứ tư - 17/06/2020 02:51
Từ sáng sớm khi thủy triều vừa xuống những người phụ nữ tại xã Đỉnh Bàn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh lại lỉnh kỉnh dùi sắt, dao nhọn, rổ rá bắt đầu công việc ngâm mình dưới cửa sông để đục hàu bất chấp cái nắng nóng gay gắt của miền Trung.

Đục hàu, lặn hàu – nghề mưu sinh của phụ nữ miền biển - Ảnh 1.

Chị em phụ nữ ở Đỉnh Bàn phải ngụp lặn, đầm mình dưới nước nhiều giờ đồng hồ dưới thời tiết nắng nóng hơn 40 độ để đục kiếm được các con hàu nhỏ.

Tùy vào con nước mà thủy triều lên xuống theo thời điểm khác nhau. Những con hàu bám chặt trên đá với lớp vỏ cứng, hoặc có khi là 2 – 3 con cùng bám chặt lấy nhau. Không chỉ có trên các mỏm đá, mà hàu sữa tại cửa sông Cửa Sót này còn nằm rất nhiều trên bãi cát phẳng. Những người phụ nữ cần phải có một chiếc dao nhọn, hoặc một chiếc dùi sắt, một chiếc búa để đóng vào dùi cho con hàu tách khỏi các mỏm đá.

Đục hàu, lặn hàu – nghề mưu sinh của phụ nữ miền biển - Ảnh 2.

Bà Đặng Thị Thiêm (72 tuổi) đã có nhiều năm bám lấy nghề đục hàu ở Đỉnh Bàn.

Từ sáng sớm bà Đặng Thị Thiêm năm nay đã hơn 70 tuổi tại thôn Tân Phong, xã Đỉnh Bàn đội nón, cầm rổ và cây búa sắt men theo các tảng đá để đục hàu. "Hoàn cảnh khó khăn nên mặc dù tuổi đã cao nhưng tôi vẫn phải dậy từ sớm để đi nhặt nhạnh từng con hàu sữa. Vừa là để có bữa ăn hàng ngày, vừa kiếm đồng ra đồng vào, vì hiện tại ông nhà tôi cũng già rồi, mà còn phải nuôi một đứa con gần 50 tuổi tinh thần cũng không được ổn định", bà Thiêm bộc bạch.

Đục hàu, lặn hàu – nghề mưu sinh của phụ nữ miền biển - Ảnh 3.

Nhiều người mang Hàu mới tách ruột để đảm bảo độ tươi ngon và bán được giá cao hơn.

Tại những mỏm đá nhỏ và dễ làm thì chỉ có phụ nữ và người già mới đục. Còn ở các ghềnh đá cao, hoặc muốn có hàu to thì mọi người phải ra xa hơn phía ngoài cửa sông mới kiếm được. Sóng đập mạnh cũng như mực nước sâu nên chủ yếu chỉ có những phụ nữ nào giỏi lặn, hoặc các ghe thuyền có máy móc hỗ trợ lặn thì mới hành nghề được. Hàu ở đó thì nhiều hơn, to chắc và nhiều sữa hơn so với hàu tại các mỏm đá, trên bãi cát.

 

Đục hàu, lặn hàu – nghề mưu sinh của phụ nữ miền biển - Ảnh 4.

Ruột hàu tự nhiên được thu mua với giá dao động từ 110.000 – 120.000 đồng/kg.

Với sức khỏe của bà Thiêm, mỗi buổi sáng bà dậy từ hơn 4h cần mẫn làm đến khoảng 10h trưa. Trung bình, bà kiếm được chừng nửa cân hàu ruột khoảng 50.000 – 60.000 đồng. Hàu thường được đục, rửa sạch rồi cho vào bao tải mang về nhà mới tách vỏ. Vì vậy hàu đến với người mua còn tươi ngon, chắc nịch.

Mấy ngày giữa tháng 6 vừa qua, men theo những bãi cát trải dài chúng tôi thấy những bóng dài của người phụ nữ bất chấp cái nắng rát của miền Trung bám theo những mỏm đá, lật cạy kiếm từng con hàu nhỏ. Dù công việc rất vất vả nhưng nghề đục hàu cũng đang mang lại thu nhập đáng kể cho bà con ở đây nên mọi người cũng cố gắng bám nghề mưu sinh.

Đục hàu, lặn hàu – nghề mưu sinh của phụ nữ miền biển - Ảnh 5.

“ Đục hàu cũng cần phải khéo léo, phải có găng tay đầy đủ. Chứ nhiều lúc đi làm mà bất cẩn một chút là miệng hàu cứa rách cả chân tay đau lắm” – một phụ nữ làm nghề đục hàu ở Đình Bàn chia sẻ.

Chị Nguyễn Thị Khánh ở thôn Tân Phong chia sẻ: "Hàu mùa này chắc thịt, nhiều sữa lại đang mùa khai thác nên đi đục đến đâu là về có người mua đến đó. Cũng giống với những người phụ nữ trong thôn trong xã, chồng đi làm, còn tôi hàng ngày cứ tranh thủ một buổi ra các ghềnh đá để đục hàu kiếm thêm thu nhập, lại vừa có thêm nguồn thực phẩm cho bữa ăn gia đình".

Theo bà con ở đây cho biết, hàu tự nhiên thường ngon, nhiều sữa hơn hàu nuôi nên giá bán lúc nào cũng cao hơn. Sau một buổi làm việc dưới cái nắng thì trung bình chị Khánh có thể kiếm mỗi ngày từ 100.000 – 150.000 đồng.

Tương tự bà Thiêm, chị Khánh, tại xã Đỉnh Bàn còn có rất nhiều phụ nữ lớn tuổi hàng ngày vẫn ngâm mình dưới nước để lặn hàu kiếm thêm thu nhập. Ở khu vực cửa sông, trước đây có rất nhiều phụ nữ làm nghề đục hàu. Mỗi ngày luôn có từng tốp khoảng chục người tại các mỏm đá, bãi cát, nhưng hiện nay số lượng ngày càng ít dần đi.

https://danviet.vn/nong-nhu-thieu-nhu-dot-chi-em-van-dam-minh-duoi-nuoc-bat-con-nhon-nhot-20200616134926637.htm

 

Theo Võ Thị Hoài/danviet.vn


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập272
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại827,358
  • Tổng lượt truy cập90,890,751
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây