Học tập đạo đức HCM

Rau an toàn miền ngược về xuôi

Thứ ba - 28/07/2020 04:05
Rau an toàn ở tận huyện Đại Từ đã vượt qua nhiều vùng sản xuất khác để cung cấp cho các bếp ăn tập thể ở thành phố Thái Nguyên khiến nhiều người ngạc nhiên.
Quy trình sản xuất mới mang lại hiệu quả cao cho người làm rau xã Bình Thuận. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Quy trình sản xuất mới mang lại hiệu quả cao cho người làm rau xã Bình Thuận. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Quy trình mới

Huyện Đại Từ được ví như hình ảnh của đô thị Thái Nguyên thu nhỏ. Lúc đó, xóm Trại (xã Bình Thuận) được coi là vùng ven đô.

Từ lâu, người dân xóm Trại duy trì nghề làm rau mầu cung cấp các địa phương. Quanh năm, bốn mùa, mùa nào thức ấy, rau xóm Trại được người dân gồng gánh, chuyên chở ra chợ, lên phố huyện từ sớm đến chiều hôm.

Người làm rau xóm Trại vốn gốc miền xuôi lên xây dựng kinh tế mới nên chăm chỉ, cần cù. Đất làm rau ở xóm Trại liền khoảnh, rất  tập trung, lại tơi xốp nên rễ canh tác. Vậy mà người dân vẫn lam lũ, chưa nhiều hộ vươn lên khá giàu.

Tháng 08/2016, tổ hợp tác rau an toàn xã Bình Thuận được thành lập với 20 xã viên tham gia. Nguồn cơn của sự ra đời tổ hợp tác xuất phát từ nhu cầu cung cấp các sản phẩm an toàn cho thị trường đã được các đơn vị nhận bao tiêu đề nghị. Có 3,2 ha đất trồng rau tập trung được quây khu để thực hiện chủ trương thực hiện quy trình sản xuất nông nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Tổ hợp tác đã thuê hẳn một đơn vị cấp chứng nhận từ tận Cần Thơ thực hiện xây dựng mô hình.

Ông Trần Văn Kiên (một thành viên của tổ hợp tác) cho biết, với 7 sào rau, trước kia, gia đình chủ yếu trồng bằng kinh nghiệm, cũng không tính toán được năng suất, sản lượng, thời vụ, cứ được thu hoạch rau gì thì bán rau đó nên hiệu quả kinh tế không cao.

Tham gia vào tổ hợp tác, người dân được hướng dẫn cách làm đất tơi xốp, ủ mục và bón phân thay vì sử dụng phân tươi như trước đây. Việc dùng thuốc bảo vệ thực vật cũng được cân đối để phù hợp với từng loại rau, củ, quả, đảm bảo thời gian cách ly theo quy định.

Cùng với cơ quan cấp chứng nhận, đại diện tổ hợp tác và bản thân người dân thường xuyên giám sát chéo các thành viên trong quá trình sản xuất, đồng thời, nhắc nhở các thành viên trong tổ việc ghi chép thông tin về sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hạt giống, cây con; kiểm tra đánh giá hệ thống cung cấp nước tưới… Quá trình theo dõi như vậy giúp các thành viên trong tổ hợp tác thực hiện đúng, đủ các quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.

Ông Hoàng Anh Đức (Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Thuận) cho biết, cách làm cầu kỳ, tỷ mẩn và có phần khắt khe như vậy đã khiến một vài thành viên tỏ ra hoài nghi. Cán bộ phòng nông nghiệp huyện, lãnh đạo địa phương xuống vườn động viên bà con làm cho đạt yêu cầu rồi tính tiếp.

Sau gần một năm nỗ lực chuyển đổi quy trình sản xuất, rau an toàn Bình Thuận được cấp chứng nhận VietGAP. Có không ít người dân địa phương cho là thành tích, bản thân một số thành viên cũng chưa ý thức hết giá trị của việc chuyển đổi đó.

Tuy nhiên, những đơn vị nhận bao tiêu sản phẩm mới là mắt xích quan trọng quyết định giá trị của những thay đổi mang tính tất yếu mà người trồng rau xóm Trại đã miệt mài theo đuổi.

Đổi thay mạnh mẽ

Những đề nghị về bao tiêu các sản phẩm đủ điệu kiện an toàn vệ sinh thực phẩm đã được đơn vị thu mua thực hiện.

Cụ thể, Công ty Thái Cương, siêu thị Minh Cầu (thành phố Thái Nguyên) đã thu mua toàn bộ sản lượng rau của bà con.

Ông Trần Văn Hùng (một thành viên của tổ hợp tác) cho biết, rau VietGAP đã ngay lập tức mang lại cho bà con cái lợi lớn là không phải đi bán rau kiểu thất thường ê hề rong ruổi đầu chợ, cuối phố.
 

Vượt qua nhiều vùng sản xuất, rau an toàn Bình Thuận cung cấp cho các bếp ăn tập thể tại thành phố Thái Nguyên. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Vượt qua nhiều vùng sản xuất, rau an toàn Bình Thuận cung cấp cho các bếp ăn tập thể tại thành phố Thái Nguyên. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Tuy nhiên, đòi hỏi mới lại nảy sinh là làm thế nào để đều đặn đáp ứng được quanh năm một sản lượng cung ứng rau ổn định. Từ những thành công bước đầu của tổ hợp tác, cơ quan quản lý Nhà nước đã thực hiện vai trò hỗ trợ, thúc đẩy, khuyến khích phát triển sản xuất.

Tháng 8/2018, 11 thành viên “ưu tú” của tổ hợp tác đã được UBND huyện Đại Từ hỗ trợ xây dựng nhà lưới và chi phí mua thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Dự án được triển khai trên diện tích xấp xỉ 1ha.

Ông Hoàng Văn Hòa (tổ viên tổ hợp tác) cho hay, nhà lưới để sản xuất rau được xây dựng hệ thống tự động hóa, tự động che nắng, che mưa, thông gió.

Đặc biệt, tổ hợp tác đã ứng dụng những công nghệ mới nhất vào sản xuất như công nghệ tưới nước phun sương, tưới nhỏ giọt của Israel. Nguồn nước tưới cũng được đảm bảo tiêu chuẩn an toàn với việc bơm hút từ các giếng khoan.

Bà Phan Thị Hòa (Tổ phó tổ hợp tác sản xuất rau an toàn Bình Thuận) cho biết, áp dụng quy trình sản xuất VietGAP và sản xuất rau trong nhà lưới đã giúp tổ hợp tác cung ứng được một sản lượng rau ổn định cho đơn vị thu mua. Làm rau theo tập quán cũ thì sâu bệnh mùa này rất nhiều, có làm mà chưa chắc có thu.

Trong khi đó, nhà lưới lại cho phép sản xuất quanh năm, mùa nào thức đó, thậm chí là làm rau trái vụ. Kinh nghiệm nhiều năm của bà con, trong những ngày hè nóng nực, nhiệt độ cao thì hạn chế trồng một số loại rau ăn lá để tránh sâu bệnh. Tuy nhiên làm rau trong nhà lưới như hiện nay thì bà con vẫn có các loại rau cải (cải tiếu, cải bẹ...) để bán. Điều này trước đây là không thể thực hiện.

Cũng theo bà Hòa, để đảm bảo sản lượng đầu ra, Ban quản lý tổ hợp tác cũng thực hiện điều chỉnh kế hoạch sản xuất.

Theo đó, các thành viên được phân công luân phiên, luân canh sản xuất các loại rau khác nhau. Cách làm đó đảm bảo việc trong cùng một lúc tổ hợp tác có nhiều chủng loại rau phong phú để đáp ứng nhu cầu thu mua. Mặt khác, đó lại là yêu cầu để cải tạo đất rất hữu ích.

Trước đây, người làm rau mạnh ai nấy làm. Có hộ chuyên canh một loại cây trồng. Thực tế đó khiến đất canh tác không có thời gian để “nghỉ”. Cách luân canh, luân phiên cũng giúp người dân  mở mang kỹ thuật, tiếp cận tốt với quy trình ngày càng cao.

Hiện tại, mỗi ngày, tổ hợp tác rau an toàn Bình Thuận cung cấp cho các đơn vị thu mua theo hợp đồng cứng sản lượng 1 tấn rau các loại. Đều chằn chặn, mỗi tháng 30 ngày đạt đủ 30 tấn. Sản lượng sản xuất vượt hợp đồng cũng được thương lái khắp nơi đến tận vườn thu mua. Sản phẩm làm ra đến đâu được tiêu thụ hết đến đó.

Bà Trần Thị Thu (Tổ trưởng tổ hợp tác) cho biết,  nhiều thành viên của tổ hợp tác đã sản xuất đạt năng suất tới 2 - 3 tấn rau/sào/năm. Quy trình sản xuất mới mang lại hiệu quả mới nên nhiều người dân đã mạnh mẽ tự đầu tư để sản xuất.

Số người đăng ký vào tổ hợp tác tăng lên, diện tích cũng nâng lên. Trong khi nhu cầu của bà con vẫn lớn nhưng để đảm bảo duy trì ổn định và phát triển thương hiệu thì tổ hợp tác vẫn cân nhắc việc mở rộng quy mô.

Ông Lê Quang Tân (Chủ tịch UBND xã Bình Thuận, huyện Đại Từ) cho biết, với quy trình và năng suất hiện tại, các thành viên của tổ hợp tác rau an toàn Bình Thuận đã đạt ngưỡng thu nhập 50 triệu đồng/sào/năm. Điều quan trọng hơn cả là người dân đã tiếp cận và tự nguyện duy trì được quy trình sản xuất an toàn

Ông Triệu Hồ Quang (Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đại Từ) cho biết, việc phát triển mô hình tổ hợp tác sản xuất rau an toàn ở Bình Thuận góp phần thay đổi tập quán canh tác và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp cho người dân. Phía phòng sẽ tiếp tục tư vấn bà con ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống mới vào sản xuất.

Đồng thời, hỗ trợ người dân trong giới thiệu, quảng bá sản phẩm nhằm mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn trên cơ sở phát huy thế mạnh của địa phương.

Theo Đồng Văn Thưởng - Toán Nguyễn/nongnghiep.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập403
  • Hôm nay67,378
  • Tháng hiện tại772,491
  • Tổng lượt truy cập90,835,884
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây