Học tập đạo đức HCM

Vùng nhãn trăm tấn

Thứ ba - 28/07/2020 04:01
Tổng sản lượng ước đạt 700 tấn, vụ nhãn này xã Thái Bình, huyện Yên Sơn được mùa lớn. Tuy giá thấp hơn năm ngoái, nhưng nhiều hộ vẫn thu lãi cả trăm triệu đồng.
Toàn xã Thái Bình có 110 ha nhãn. Ảnh: Đào Thanh.

Toàn xã Thái Bình có 110 ha nhãn. Ảnh: Đào Thanh.

Năng suất, chất lượng khởi sắc

Xã Thái Bình được coi là thủ phủ nhãn của tỉnh Tuyên Quang. Nơi đây có nghề trồng nhãn và cây ăn quả cách đây khoảng 30 năm. Ngày đấy người dân trồng nhãn vì phong trào làm long bán sang thị trường Trung Quốc nở rộ. Những cây nhãn sai quả, quả nhỏ, ít nước được người ta ưa chuộng trồng vì làm long ít bị hao. Thế là cả xã đua nhau trồng nhãn, diện tích lên đến gần 200 ha.

Thế nhưng khi sức mua của thị trường Trung Quốc giảm, phong trào làm long vì thế cũng đi xuống, nhiều cây nhãn có đến 20 năm tuổi, gốc xù xì dần được người ta chặt hạ vì không còn giá trị kinh tế.

Khoảng 10 năm trở lại đây, khi thị trường hoa quả tươi phát triển, những vườn nhãn ở Thái Bình dần hồi sinh cả về diện tích và chất lượng. Những cây nhãn thóc cổ thụ được người dân cắt tỉa cành để ghép mắt với giống nhãn lồng Hưng Yên.

Để học hỏi được kỹ thuật cắt ghép, người dân địa phương đã thuê các nhà vườn ở tận Hưng Yên lên hướng dẫn.

Cùng với đó, người dân còn được các kỹ sư trồng trọt của tỉnh, của Bộ NN-PTNT đến tận nhà vườn hướng dẫn. Những cây nhãn được cắt ghép với nhãn lồng cho quả to, mã đẹp, cùi dày, vị ngọt đậm chẳng kém gì giống nhãn lồng Hưng Yên, nhờ vậy mà chất lượng quả đã tăng lên đáng kể.

Những cây nhãn ngon được thương lái thu mua tại vườn với giá 15.000 đồng/kg, người trồng vẫn có lãi. Ảnh: Đào Thanh.

Những cây nhãn ngon được thương lái thu mua tại vườn với giá 15.000 đồng/kg, người trồng vẫn có lãi. Ảnh: Đào Thanh.

Ông Tống Văn Bình, ở thôn 5 là người trồng nhãn lâu năm nhất ở xã Thái Bình. Sở hữu gần 3 ha, ông cũng là người có diện tích nhãn lớn nhất xã. Hiện nay, gia đình ông Bình vẫn còn những gốc nhãn cổ thụ vài chục năm tuổi. Những gốc nhãn mỗi vụ cho thu cả 5 tạ quả, nhưng giá không được bao.

Ông quyết định cải tạo, nhờ các chủ nhà vườn ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên lên ghép mắt. Nhờ cho năng suất, chất lượng quả cao, vườn của ông trở thành vườn nhãn kiểu mẫu của xã được nhiều người đến học tập.

Ông Bình bảo rằng, năm nay nhãn được mùa, ít sâu bệnh đặc biệt là bọ xít rất ít nên bà con rất phấn khởi. Tuy giá chỉ đạt 8.000 - 15.000 đồng/kg, thấp bằng một nửa so với vụ năm 2019, nhưng vườn nhãn của gia đình ông vẫn cho thu lãi hơn 200 triệu đồng.

Hiện nay, toàn xã Thái Bình có hơn 110 ha nhãn, chiếm 62,1% diện tích cây ăn quả, trong đó có 69 ha cho thu hoạch. Xã cũng đã có 8 ha nhãn được lai ghép, cải tạo giống cho năng suất chất lượng cao. Năm 2020, xã Thái Bình được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Hiệu quả kinh tế từ cây nhãn đã góp phần không nhỏ trong việc hoàn thành tiêu chí thu nhập của địa phương này.

Vụ nhãn 2020, được xem là được mùa nhất trong 3 năm trở lại đây của xã Thái Bình. Tổng sản lượng ước đạt hơn 700 tấn, cao hơn 6 lần so với vụ năm 2019. Với giá từ 10.000 - 13.000 đồng/kg, doanh thu từ nhãn của xã năm nay ước đạt khoảng 9 tỷ đồng.


Vẫn còn những trăn trở

Tuy được mùa nhưng nhiều nhà vườn vẫn lo lắng sợ giá xuống thấp. Ảnh: Đào Thanh,

Tuy được mùa nhưng nhiều nhà vườn vẫn lo lắng sợ giá xuống thấp. Ảnh: Đào Thanh,

Năng suất và sản lượng nhãn năm nay, đã giúp nhiều người dân ở Thái Bình có thu nhập khá. Thế nhưng nếu so sánh với vụ nhãn 2019, thì giá năm nay thấp hơn một nửa. Bên cạnh nguyên nhân do tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” thì chất lượng quả và việc xây dựng thương hiệu nhãn Thái Bình trên thị trường chưa thực sự khởi sắc.

Đến nay, trong số 110 ha nhãn của xã thì phần lớn diện tích nhãn vẫn là giống  cũ chưa được cải tạo, lai ghép mắt. Vì vậy mặc dù có cây đạt năng suất vài tạ quả nhưng thương lái chỉ thu mua giá từ 7.000 - 8.000 đồng/kg, do quả nhỏ, cùi mỏng, việc tiêu thụ gặn khó khăn.

Thay vì chờ nhãn chín cả cây rồi tập trung nhân lực thu hoạch như những năm trước, ông Nguyễn Tiến Hưng, thôn 4, xã Thái Bình đang tranh thủ chọn chùm nào chín, được nước trước cắt trước.

Ông Hưng cho biết, vào mùa nhãn mỗi ngày 1 giá, bán đầu mùa được giá nên cứ ngắm chùm nào chín là ông cắt tỉa để bán dần. Hy vọng được bán nhãn sớm ngày nào được thêm giá ngày đó.

Chính quyền địa phương và người trồng nhãn ở Thái Bình đang nỗ lực cải tạo để nâng cao, năng suất, chất lượng vườn nhãn. Ảnh: Đào Thanh.

Chính quyền địa phương và người trồng nhãn ở Thái Bình đang nỗ lực cải tạo để nâng cao, năng suất, chất lượng vườn nhãn. Ảnh: Đào Thanh.

Cùng tại thôn 4, gia đình ông Nguyễn Văn Tác cũng lựa chọn cách “đánh tỉa” chùm nhãn chín trước để cắt bán. Ông Tác cho biết, bán sớm nhãn còn được giá chứ để lúc nhãn chín rộ, tiền bán nhãn không đủ để trả tiền thuê người hái.

Như năm 2018, nhãn cũng được mùa, đầu vụ giá được 15.000 - 20.000 đồng/kg, đến chính vụ giá tụt xuống còn có 8.000 - 10.000/kg đối với nhãn ngon; nhãn nước, quả nhỏ để chế biến long chỉ còn 3.000 - 4.000 đồng/kg, trong khi tiền thuê nhân công thu hoạch đã mất hơn 2.00.000 đồng/ngày.  

Ông Nguyễn Mạnh Dũng, Chủ tịch UBND xã Thái Bình, huyện Yên Sơn cho biết, trên thực tế nhiều diện tích nhãn ở Thái Bình cho chất lượng quả chưa thực sự cao. Để cải tạo nâng cao chất lượng, chính quyền địa phương khuyến khích các hộ dân dần thay thế, cải tạo những vườn nhãn giống bản địa bằng giống nhãn lồng cho năng suất, chất lượng cao hơn.

Cùng với đó, xã cũng đã triển khai xây dựng mô hình trồng nhãn theo tiểu chuẩn VietGAP gắn với diện tích xây dựng nhãn hiệu sản phẩm nhãn Bình Ca của xã Thái Bình. Dự kiến đến năm 2021, xã sẽ hoàn thành các thủ tục cấp nhãn hiệu cho sản phẩm có tem truy xuất nguồn gốc.

Cải tạo nâng cao chất lượng vườn nhãn, đến nay toàn xã Thái Bình đã thực hiện trồng mới 23 ha. Hiện nay diện tích nhãn sinh trưởng, phát triển tốt. Bên cạnh đó, xã cùng đẩy mạnh thực hiện mô hình kết hợp nuôi ong dưới tán cây nhãn.

Đến nay, toàn xã 2.283 đàn ong, sản lượng mật đạt trên 4.746 tấn trị giá tương đương trên 5 tỷ đồng. Dự kiến, trong năm 2021 xã tiếp tục thực hiện ghép cải tạo và trồng mới diện tích nhãn chất lượng cao; triển khai mô hình chăn nuôi gà, nuôi ong lấy mất dưới tán cây nhãn…

Theo Đào Thanh/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập448
  • Hôm nay41,685
  • Tháng hiện tại746,798
  • Tổng lượt truy cập90,810,191
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây