Theo chị Thúy Vi, việc nuôi chồn hương xuất phát tử việc mua 2 con chồn với giá 10 triệu đồng về nuôi làm kiểng vào năm 2018.
Huyện Tân Phước là địa phương nằm trong "rốn lũ" Đồng Tháp Mười của tỉnh Tiền Giang.
Người dân vùng này thi thoảng lại bắt chồn hương hoang dã về nuôi để thuần hóa, nhưng không thành công. Bởi chồn hương hoang dã khi đem về nuôi thường dễ bệnh và khó gần gũi.
Khi thấy chị Thúy Vi nuôi 2 con chồn kiểng đã thuần hóa nhiều người rất thích thú. Họ đặt hàng mua con giống để đem về nuôi.
Nhận thấy có thể kiếm thêm thu nhập từ chồn hương, chị Thúy Vi mua thêm 5 con giống nữa để nhân giống.
Lúc đầu, do chưa hiểu rõ tập tính của chồn hương, nên chị Thúy Vi không biết làm chuồng cho chồn sinh sản.
Vì thế, khi chồn lên giống, các con trong đàn tranh giành, cắn nhau.
Chị Thúy Vi buộc phải tìm đến các trại nuôi chồn để học kinh nghiệm làm chuồng nhân giống chồn hương.
Theo chị Thúy Vi, chuồng nuôi nhân giống chồn hương phải được chia nhỏ từng ô. Mỗi ô có kích thước 0,5m2 – 1m2 . Và mỗi ô chỉ nuôi một con chồn.
Khi chồn cái lên giống sẽ có biểu hiện cắn phá chuồng. Chồn đực sẽ tiết ra mùi hương. Lúc này chồn đực và cái sẽ cho vào một chuồng để phối giống.
"Sau 1 – 2 tuần phối giống, chồn cái sẽ được tách ra và chăm sóc kỹ lưỡng. 45 ngày sau chồn cái sẽ sinh sản. Trung bình mỗi năm, chồn hương sinh sản 1 – 3 lứa. Mỗi lứa 3 – 4 con" - chị Thúy Vi cho biết.
Cũng theo chị Thúy Vi, để có đàn chồn hương chất lượng, nông dân phải lựa chọn giống tốt. Về thức ăn, chồn thích trái cây ngọt, cá, lươn sống. Bên cạnh đó, người nuôi cần vệ sinh chuồng trại kỹ lưỡng để chồn ít bị bệnh.
Chồn hương ít bệnh, chủ yếu chỉ phòng ngừa giun sán. Xổ giun sán định kỳ khoảng 2 tháng/lần cho chồn.
"Trong quá trình nuôi phải chú ý hệ tiêu hóa chồn hương để tránh bệnh. Thường xuyên cung cấp men tiêu hóa cho chồn hương. Có như vậy chồn hương mới ăn mạnh, chóng lớn" - chị Thúy Vi chia sẻ.
Với kỹ thuật rày đàn này, từ 2 con giống ban đầu, hiện chị Thúy Vi đã có hơn 30 con giống. Trong đó, 26 con chồn cái.
Hiện, chị Thúy Vi nuôi chồn hương chủ yếu bán giống.
"Nuôi chồn không khó, nhưng để phát triển kinh tế nhanh thì nên nuôi theo hướng sinh sản" - chị Thúy Vi gợi ý.
Theo chị Thúy Vi, hiện nông dân đang có nhu cầu khá lớn mua giống nuôi chồn hương.
"Nông dân đang có nhu cầu hỏi mua giống nhiều lắm. Nhưng tôi chỉ bán hạn chế, để phát triển đàn thêm" - chị Thúy Vi thổ lộ.
Hiện, trên thị trường, chồn hương giống 3 tháng tuổi có giá 5 – 6 triệu đồng/cặp. Chồn hương giống trưởng thành có giá 10 triệu đồng/con.
Chồn hương thịt 1,6 – 2 triệu đồng/kg.
"Thương lái đến tận chuồng thu mua chồn thịt nên tôi nghĩ đầu ra còn khá lớn" - chị Thúy Vi chia sẻ.
Chị Thúy Vi cho biết, hiện với đàn chồn hương sinh sản, mỗi năm chị có tiền lãi gần 200 triệu đồng.
https://danviet.vn/tien-giang-nuoi-con-toa-mui-huong-nay-lam-kieng-ai-ngo-gai-vung-ron-lu-lai-rong-gan-200-trieu-moi-nam-20210504094605685.htm
Theo Trần Đáng/danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã