Học tập đạo đức HCM

Trồng dưa lưới - Mô hình sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế cao

Chủ nhật - 07/06/2020 22:04
Vốn là người cần cù, chịu khó và dám nghĩ, dám làm, những năm gần đây anh Trần Văn Thiệu, ở khóm 4, phường Tân Thành, thành phố Cà Mau đã mạnh dạn đầu tư vốn, thực hiện mô hình sản xuất trồng dưa lưới. Có thể nói, đây là một trong những mô hình sản xuất mới ở Cà Mau. Tuy nhiên, nhờ mô hình sản xuất này mà trong 2 vụ thu hoạch dưa lưới vừa qua, gia đình anh Thiệu  có thu nhập hơn 350.000.000 đồng.



Anh Trần Văn Thiệu (bên trái) hướng dẫn khách đến tham quan vườn dưa lưới.


Với 500m2, gia đình anh Thiệu đã trồng 1.600 dây dưa lưới. Vụ dưa lưới mùa khô này, anh Thiệu trồng 03 loại dưa gồm: dưa kita của Nhật Bản ruột vàng; dưa Hà Lan vỏ vàng, ruột xanh; dưa lê Mỹ, vỏ trắng, ruột hồng. Hiện tại, dưa lưới của gia đình anh Thiệu đã đến thời điểm thu hoạch. Vào ngày thứ 7 (06/6/2020), anh Thiệu mở cửa cho khách đến tham quan và mua dưa lưới. Đây là vụ dưa lưới thứ 3 của gia đình anh Thiệu. Vụ dưa lưới này do nắng hạn gay gắt đã làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của dưa lưới. Tuy nhiên, nhờ nắm bắt được kỹ thuật trồng và chăm sóc, phòng bệnh, nên vụ dưa lưới mùa khô năm nay của gia đình anh Thiệu đạt hiệu quả khá cao. Mỗi dây dưa anh Thiệu chỉ giữ lại 01 trái để đảm bảo cho dưa to, đều và đạt chất lượng cao nhất, trái nhỏ khoảng hơn 1kg, trái lớn hơn 2kg. Giá dưa lưới anh Thiệu bán cho khách đến tham quan mua tại vườn là 80.000đồng/kg. Anh Trần Văn Thiệu cho biết: “Hai vụ dưa lưới vừa qua, gia đình tôi có nguồn thu nhập hơn 350.000.000 đồng. Mỗi vụ dưa lưới có thời gian sinh trưởng  không dài, từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch khoảng từ 70-85 ngày, tùy theo thời tiết của từng vụ. Mỗi vụ dưa vừa qua có khoảng hơn 2.000 lượt du khách từ các nơi trong tỉnh đến đây tham quan, chụp ảnh, quay phim và mua dưa. Chỉ sau 02 ngày mở cửa vườn cho khách vào tham quan, gia đình tôi đã không còn dưa để bán cho khách”.
 



Khách tham quan và chọn mua dưa lưới của anh Thiệu.


Để trồng đưa dưa lưới sạch, đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, gia đình anh Thiệu đã đầu tư xây dựng nhà lưới với diện tích 500m2. Điều thuận lợi là gia đình anh Thiệu đã có kỹ sư là người nhà trực tiếp gieo hạt, chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh cho dưa, không phải tốn chi phí để mướn người chăm sóc dưa. Do gia đình anh Thiệu đã có công ty sản xuất phân hữu cơ để cung cấp ra thị trường. Nhờ có sẵn phân bón, nên anh Thiệu cũng đỡ tốn kém thêm một phần chi phí về phân bón. Điều đáng lưu ý ở đây, dưa lưới của gia đình anh Thiệu trồng không sử dụng phân, thuốc hóa học và đạt tiêu chuẩn VietGap theo quy định. Đồng thời, đã được cơ quan chức năng cấp tem đạt chuẩn VietGap để dán vào sản phẩm dưa sau khi thu hoạch, nhằm giúp cho người tiêu dùng biết được nguồn gốc của sản phẩm. Anh Trần Văn Thiệu cho biết: “Việc gia đình tôi trồng dưa lưới nhằm tạo ra sản phẩm sạch cung cấp cho nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời tạo điểm du lịch nhà vườn để thu hút khách đến tham quan, tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Thời gian gần đây, nhiều khách hàng ở thành phố Hồ Chí Minh đến đặt hàng sản phẩm dưa lưới nhưng gia đình anh không ký hợp đồng, vì không đủ sản phẩm để cung ứng. Hiện tại, gia đình tôi đã xây dựng mới thêm một nhà lưới với diện tích 500m2 để mở rộng quy mô sản xuất, nhằm cung cấp sản phẩm dưa lưới sạch cho khách đến tham quan và người tiêu dùng dưa lưới tại Cà Mau”.

Chị Kim Ngân ở phường 4, thành phố Cà Mau - là khách đến tham quan mô hình dưa lưới của gia đình anh Trần Văn Thiệu - cho biết: “Trước đây, tôi chỉ biết dưa lưới qua báo, đài. Nay trực tiếp đến tham quan và tận mắt nhìn thấy mô hình trồng dưa lưới của anh Thiệu tôi vô cùng thích thú, vì vườn dưa lưới nó trĩu quả, quả nào cũng to và màu sắc rất đẹp mắt. Sau chuyến đi này, tôi sẽ giới thiệu cho bạn bè đến tham quan khu vườn trồng dưa lưới của anh Thiệu. Tôi hy vọng thời gian tới, trên địa bàn thành phố Cà Mau sẽ có thêm nhiều mô hình trồng dưa lưới để đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch của du khách và cung ứng sản phẩm dưa lưới cho người tiêu dùng”.

Theo Ngọc Hân/camau.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập135
  • Hôm nay19,193
  • Tháng hiện tại998,818
  • Tổng lượt truy cập91,062,211
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây