Học tập đạo đức HCM

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ biết là khó, nhưng gỡ khó từ đâu, gỡ như thế nào?

Thứ ba - 09/06/2020 19:00
“Khi người nông dân, HTX tham gia vào chuỗi sản xuất nông nghiệp bền vững, nông nghiệp hữu cơ, cần tuân thủ nghiêm ngặt những quy định, quy trình của doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý nhà nước đề ra”. Đó là những lưu ý của các chuyên gia, nhà quản lý tại buổi toạ đàm “Sản xuất nông nghiệp hữu cơ”.

Tọa đàm do Trung tâm Khuyến nông quốc gia (TTKNQG) phối hợp Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Quế Lâm tổ chức tại huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, mới đây.

Gỡ khó về quy trình sản xuất NNHC

Chủ trì buổi tọa đàm có TS Hạ Thúy Hạnh - Phó Giám đốc TTKNQG, TS.Hà Phúc Mịch - Chủ tịch Hiệp hội Hữu cơ Việt Nam, PGS-TS Phạm Thị Vượng - Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật BVTV Việt Nam, ông Nguyễn Hoàng Dương - Giám đốc TTKN Vĩnh Phúc, ông Khắc Ngọc Bá - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Quế Lâm.

Gỡ khó cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ - Ảnh 1.

Các đại biểu tham gia buổi toạ đàm "Sản xuất nông nghiệp hữu cơ".

Gỡ khó cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ - Ảnh 2.

Mô hình trồng chanh leo hữu cơ của nông dân huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) liên kết với Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc. Ảnh: Công Điền

"Thực tế sản xuất NNHC hay VietGAP đều hướng đến tính bền vững cho hệ sinh thái nông nghiệp. Khác biệt là sản xuất VietGAP có thể sử dụng một phần thuốc BVTV, đảm bảo cách ly nhằm giảm tối thiểu tồn dư trong sản phẩm, thì sản xuất NNHC hoàn toàn không sử dụng một chút phân bón, thuốc BVTV hóa học nào...".

TS.Hạ Thúy Hạnh

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, bà Lê Thị Hương - Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Nhân Lý (huyện Bình Xuyên) cho biết, hiện nay, HTX có 2.460 hội viên, ngành nghề chủ yếu của HTX là trồng lúa. Trong đó, diện tích trồng lúa khoảng 150ha, vụ xuân 2020 HTX đã gieo trồng các giống lúa thơm RVT, DQ11, Đài thơm 8.

Bày tỏ băn khoăn về quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC), nông dân Lê Thị Phương đặt câu hỏi: Trong sản xuất hữu cơ, sẽ không được sử dụng các loại thuốc hóa học, lạm dụng chất kháng sinh. Vậy muốn phòng trị bệnh tốt cho cây trồng và vật nuôi, thì chúng tôi phải làm thế nào?

Bà Hạ Thúy Hạnh cho biết: Đối với chăn nuôi, việc sử dụng thức ăn chăn nuôi theo tiêu chuẩn hữu cơ đảm bảo sử dụng tối đa vi sinh vật trong cơ thể vật nuôi nhằm tăng sức đề kháng, giúp vật nuôi có thể phòng trừ dịch bệnh. Trong vật nuôi có cả vi sinh vật có lợi và có hại, bình thường vi sinh vật có hại sẽ làm cho vật nuôi giảm sức đề kháng nên rất dễ nhiễm bệnh.

Theo bà Hạnh, nếu chúng ta sử dụng các chế phẩm sinh học trộn với thức ăn, nước uống, phun sương vừa giúp vật nuôi tăng sức đề kháng, vừa tạo ra môi trường sạch cho vật nuôi phát triển. Cùng với đó, sử dụng chế phẩm làm đệm lót sinh học cũng tạo ra môi trường sạch sẽ, an toàn, là những yếu tố rất quan trọng trong chăn nuôi hữu cơ.

Về trồng trọt, theo PGS-TS Phạm Thị Vượng, nhận thức của người nông dân cần phải thay đổi, giảm lệ thuộc vào thuốc BVTV để thiết lập, khôi phục các vi sinh vật có ích trong hệ sinh thái nông nghiệp. Khi đã thiết lập được hệ sinh thái nông nghiệp tự nhiên rồi thì những sinh vật có ích sẽ tiêu diệt sinh vật có hại, bảo vệ cây trồng. Chưa kể, nếu sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh cũng giúp cây khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, chống chọi sâu bệnh.

Bà Đỗ Thị Vấn - nông dân xã Nhân Lý lại bày tỏ sự quan tâm đến các chính sách hỗ trợ sản xuất NNHC: "Nếu sản xuất trên diện rộng, các cơ quan chức năng có chính sách hỗ trợ gì không? Điều chúng tôi quan tâm nhất hiện nay chính là các tiêu chuẩn kỹ thuật, chứng nhận, vốn vay và đầu ra cho sản phẩm".

Ông Nguyễn Hoàng Dương cho biết: Thực hiện Quyết định 2573 ngày 21/10/2019 về việc phê duyệt kế hoạch sản xuất NNHC và sản xuất theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020 - 2022, vừa qua tỉnh đã hỗ trợ mở 38 lớp đào tạo, tập huấn về NNHC. 

Ngoài ra, TTKN tỉnh cũng xây dựng 3 mô hình đạt chuẩn hữu cơ trên cây rau, trà hoa vàng và cây ba kích; 2 mô hình chăn nuôi trên lợn, gà. Bên cạnh đó, TTKN cũng hỗ trợ 1.164ha rau ăn lá, phân hữu cơ vi sinh cho nông dân... Nếu các HTX, bà con có mong muốn sản xuất NNHC, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ về kỹ thuật, chứng nhận, bao bì, tem nhãn và đặc biệt sẽ hỗ trợ kết nối với hệ thống siêu thị để tiêu thụ sản phẩm.

Tuân thủ hướng dẫn sản xuất

Nông dân Nguyễn Thị Phan nêu câu hỏi: Nông dân cần phải làm gì để tham gia các mô hình liên kết sản xuất NNHC? Trả lời bà Phan, ông Khắc Ngọc Bá - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Quế Lâm cho biết, khi tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất của Quế Lâm, yêu cầu bà con thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình của công ty đưa ra trong chuỗi sản xuất trồng trọt và chăn nuôi. Nếu như phát hiện hộ làm sai, công ty sẽ đề nghị ra khỏi chuỗi liên kết.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm vi sinh được giới thiệu dùng cho sản xuất NNHC, nhưng để lựa chọn được sản phẩm có chất lượng tốt nhất, TS.Hà Phúc Mịch khuyên bà con cần tìm hiểu xem sản phẩm đó có được cơ quan quản lý Nhà nước cấp phép, chứng nhận đủ điều kiện sản xuất NNHC hay không. Thứ hai, xem kỹ hướng dẫn sử dụng để sản phẩm phát huy hiệu quả.

Đồng quan điểm trên, TS Hạ Thúy Hạnh khuyến cáo người dân khi mua sản phẩm vi sinh nên để cán bộ khuyến nông, cán bộ nông nghiệp tư vấn, xác nhận có đúng là sản phẩm đạt tiêu chuẩn dùng cho NNHC hay không. Trường hợp nhãn mác không đúng thành phần thì nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về sản phẩm, lúc đó cần vai trò kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước.

https://danviet.vn/go-kho-cho-san-xuat-nong-nghiep-huu-co-20200607181822313.htm

Theo Minh Ngọc/danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập148
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm146
  • Hôm nay34,561
  • Tháng hiện tại995,067
  • Tổng lượt truy cập91,058,460
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây