Học viên tham dự khóa đào tạo.
Trong 05 ngày thực học, các học viên sẽ được giới thiệu những nội dung trọng tâm trong quá trình thực hiện Chương trình OCOP như: sự cần thiết, các nguyên tắc, nội dung chương trình và các bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP; các lợi ích của chủ thể khi tham gia Chương trình; liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất sản phẩm hàng hóa nông nghiệp; quản trị sản xuất và chất lượng sản phẩm; phân phối, tiếp thị sản phẩm OCOP và trao đổi kinh nghiệm thực tế giữa giảng viên và học viên.
Qua đào tạo giúp các học viên nâng cao kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, điều hành triển khai chương trình OCOP và phát triển sản phẩm đảm bảo chất lượng, mang tính đặc trưng, lợi thế của địa phương, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trong thời gian tới. Đồng thời còn được hướng dẫn cụ thể các bước triển khai thực hiện chương trình OCOP, trong đó có việc lập hồ sơ đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.
Được biết, tỉnh Cà Mau dự kiến có 52 danh mục sản phẩm tham gia chương trình OCOP. Mục tiêu của tỉnh là công nhận, chứng nhận ít nhất 10 sản phẩm đạt 3 đến 4 sao và phát triển, nâng cấp ít nhất 22 tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP.
Theo Huy Hải/camau.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã