Học tập đạo đức HCM

TP Hồ Chí Minh: Nông dân làm giàu nhờ tham gia chi, tổ hội nghề nghiệp

Thứ sáu - 12/06/2020 18:31
20 năm trước, huyện Củ Chi (TP.HCM) đã là điểm sáng trong xây dựng chi, tổ hội theo nghề nghiệp.

TOGiờ đây, điểm sáng Củ Chi tiếp tục được phát huy sau khi Thường vụ Trung ương Hội NDVN ban hành Đề án số 24 (2016) về việc "Xây dựng chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp". Tổ hội chăn nuôi bò thịt ra đời ở chi hội ấp Sa Nhỏ, xã Trung Lập Thượng.

Phương thức tập hợp nông dân vào Hội

Ở ấp Sa Nhỏ, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi nhiều nông dân sinh hoạt Hội ND theo địa bàn dân cư gắn với đơn vị ấp. Dưới ấp, có "Tổ tự nhân dân tự quản". Hình thức sinh hoạt "lồng ghép" gần như không có đủ thời gian để hội viên, nông dân trao đổi công tác xây dựng Hội và các phong trào nông dân do Hội làm nòng cốt cũng như việc cán bộ hội phổ biến chủ trương của Hội cấp trên.

Khi Đề án số 24 của Thường vụ Trung ương Hội NDVN ban hành, thường trực Hội ND TP.HCM nhanh chóng triển khai đến các cấp Hội ở thành phố và chỉ đạo các cấp Hội xây dựng Chi hội nghề nghiệp, Tổ hội nghề nghiệp theo nội dung Đề án 24. Thông qua sự chỉ đạo của Hội ND huyện Củ Chi, Hội ND xã Trung Lập Thượng rà soát những nghành, nghề hội viên đang sản xuất để có cơ sở báo cáo với Đảng ủy kế hoạch xây dựng.

Xóa nghèo bền vững nhờ tổ hội nghề nghiệp - Ảnh 1.

Hội viên Nguyễn Văn Hậu đã xóa nghèo bền vững nhờ tham gia vào Tổ chăn nuôi bò thịt do Hội ND xã Trung Lập Thượng thành lập. Ảnh K.D

Trung Lập Thượng là xã thuần nông. Ngoài trồng lúa, trước đây nông dân còn phát triển nghề chăn nuôi bò sữa. Khi con bò sữa gặp khó khăn, hộ nuôi bị thu hẹp, nông dân chuyển sang chăn nuôi bò thịt thương phẩm. Qua khảo sát toàn ấp ấp Sa Nhỏ, nông dân đang nuôi trên 2.000 con bò thịt. Nhờ bò thịt có đầu ra, giá ổn định, người chăn nuôi thu lợi nhuận cao nên số lượng hộ nuôi bò ngày càng đông. Trước nhu cầu của nông dân nuôi bò cần được vay các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư mua con giống, hướng dẫn kỹ thuật từ khâu chọn giống, phối tinh đến phòng trừ bệnh tật và đầu ra khi xuất chuồng... thường trực Hội ND xã Trung Lập Thượng xây dựng kế hoạch thành lập "Tổ hội chăn nuôi bò thịt", chọn chi hội ấp Sa Nhỏ làm điểm triển khai.

Ông Nguyễn Văn Tiến - Tổ phó cho biết, thành lập tháng 4/2019 tổ chỉ có 14 hộ hội viên, số lượng bò nuôi không đáng kể. Đến tháng 4/2020 tổ có thêm 6 hội viên, nâng tổng đàn bò lên 350 con (150 con sinh sản)". Ngày 9 hàng tháng, tổ sinh hoạt định kỳ. Trong các kỳ sinh hoạt này, ngoài việc thông tin tình hình dịch bệnh, giá thức ăn chăn nuôi, địa chỉ mua con giống chất lượng, hội viên còn nêu ý kiến về công tác Hội ND, bàn bạc xây dựng nông thôn mới, trao đổi lịch mở lớp tập huấn KHKT...

Xóa nghèo bền vững

Ông Nguyễn Văn Chanh - Bí thư kiêm trưởng ấp Sa Nhỏ thông tin: Ấp Sa Nhỏ có 352 hộ dân, sống thuần nông. Đến giữa năm 2020 chỉ còn 3 hộ nghèo và 6 hộ cận nghèo theo tiêu chí của thành phố. "Nhiều hộ trước đây trong diện nghèo nhưng khi tham gia "Tổ hội chăn nuôi bò thịt" của Hội ND nay đã thoát nghèo" - Ông Chanh khẳng định.

Sinh hoạt theo chi hội nghề nghiệp, Tổ hội nghề nghiệp, hội viên có nơi trao đổi về kỹ thuật sản xuất; được Hội ND tư vấn cây - con giống, thức ăn chăn nuôi, thú y, hướng dẫn thị trường tiêu thụ; người sản xuất cũng không bị thương lái ép giá!".

Ông Nguyễn Văn Chanh - Bí thư chi bộ ấp Sa Nhỏ

Ông Nguyễn Văn Tiến - Tổ phó "Tổ hội chăn nuôi bò thịt" chi hội Sa Nhỏ liệt kê một số hộ của tổ đã thoát nghèo: Nguyễn Hoàng Ân, Lâm Văn Dũng, Nguyễn Văn Hậu... để làm ví dụ. Ông Tiến nói: "Sở dĩ các hộ này thoát nghèo là nhờ khi tham gia Tổ hội chăn nuôi bò được Hội ND giới thiệu mỗi hộ vay 50 triệu đồng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND). Gia đình anh Tiến trước kia nuôi bò thịt nhưng do thiếu vốn nên chăn nuôi nhỏ lẻ. Nay vào "Tổ hội chăn nuôi bò thịt" lại được vay thêm vốn Quỹ HTND đã giúp anh mua thêm con giống mở rộng đàn...".

Đầu năm 2019, đàn bò của gia đình anh Tiến có 9 con gồm 3 con sinh sản và 6 con bò đực thương phẩm. Năm 2019, anh xuất chuồng bán 4 con, bỏ túi gần 170 triệu đồng. Sang quý II/2020, anh sẽ bán tiếp 3 con, dự kiến thu không dưới 150 triệu đồng.

Gia đình Bí thư chi bộ Nguyễn Văn Chanh khi vào "Tổ hội chăn nuôi bò thịt" (2019) khởi nghiệp nuôi 4 con (3 con sinh sản), nay đàn bò tăng gấp đôi (8 con). Đầu năm 2020, anh bán 2 chú bê thu 30 triệu đồng.

Đến thăm gia đình Nguyễn Văn Hậu, chúng tôi cảm phục ý chí xóa nghèo bền vững của người hội viên này. Cách đây hai năm, hai vợ chồng và đứa con còn nhỏ của Nguyễn Văn Hậu sống trong cảnh thiếu nghèo triền miên. Lập gia đình, vợ chồng Hậu được cha chia 1.400 m2 đất thổ cư đủ cất căn nhà mái tôn và trồng đám rau ăn hàng ngày. Hàng ngày vợ chồng Hậu phải đi làm mướn mưu sinh. Năm 2018, Hậu được vay 30 triệu đồng từ nguồn vốn Quỹ HTND mua 4 chú bê. Năm 2019, vợ chồng Hậu xin gia nhập "Tổ hội chăn nuôi bò thịt". Vào "Tổ hội chăn nuôi bò thịt", khi Hội ND mở lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi bò, vợ chồng Hậu hăm hở tham dự nên tích lũy được kiến thức KHKT về con bò. Bò mẹ sinh sản Hậu nuôi thành bò thương phẩm.

Hiện đàn bò của vợ chồng Nguyễn Văn Hậu có 14 con, trong đó 4 con sinh sản. Có tiền bán bò, Hậu mua thêm 6 chú nghé để nuôi trâu thịt. Để tạo nguồn thức ăn cho trâu, bò, Nguyễn Văn Hậu mạnh dạn thuê 1 ha đất trồng cỏ. Cuối tháng 4/2020, vợ chồng Hậu còn đầu tư 28 triệu đồng mua một máy kéo công nông chuyên chở cỏ từ ruộng về phục vụ đàn trâu, bò và chở phân trâu bò ra chăm sóc 1 ha cỏ. Cuối năm 2019, Nguyễn Văn Hậu tự nguyện xin ra khỏi danh sách hộ nghèo ở ấp Sa Nhỏ. 

https://danviet.vn/tp-ho-chi-minh-nong-dan-lam-giau-nho-tham-gia-chi-to-hoi-nghe-nghiep-20200612190313025.htm

Theo Khuynh Diệp/danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập339
  • Hôm nay48,689
  • Tháng hiện tại845,387
  • Tổng lượt truy cập90,908,780
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây