Đến nay, toàn huyện đã có 15 sản phẩm được đánh giá, phân hạng theo Chương trình OCOP (Mỗi xã một sản phẩm).
Khi bắt tay vào thực hiện đề án, huyện Thanh Trì đặt mục tiêu diện tích sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 70ha; năng suất rau đạt 400 tạ/ha/năm, hệ số quay vòng sử dụng đất đạt trên 3 vụ/năm. Giá trị sản xuất trên 1ha đạt 600 - 700 triệu đồng/ha/năm.
Diện tích sản xuất rau an toàn áp dụng công nghệ cao 20ha; 80% sản lượng rau được gắn thương hiệu có liên kết tiêu thụ sản phẩm qua tổ chức kinh tế; bố trí từ 2-3 điểm trưng bày, giới thiệu và cung ứng nông sản an toàn có kiểm soát của huyện.
Thành viên HTX nông nghiệp Yên Mỹ, huyện Thanh Trì chăm sóc, thu hoạch rau an toàn. Ảnh: Thanh Hồng
Sau 4 năm, huyện Thanh Trì đã tổ chức lại và củng cố vùng sản xuất rau tập trung tại 2 xã Yên Mỹ và Duyên Hà, với diện tích rau đạt tiêu chuẩn VietGAP là 109ha, tăng 77ha so với trước khi thực hiện đề án. Hệ số quay vòng sử dụng đất đạt từ 2,8 - 3 lần, chủng loại rau phong phú.
Năng suất rau bình quân đạt 495 tạ/ha/năm, giá trị thu nhập trên 1 ha đạt từ 650 - 700 triệu đồng/năm. Đặc biệt, đã xây dựng 5 mô hình sản xuất rau an toàn áp dụng công nghệ cao, đạt mục tiêu đề án.
Đối với mô hình trồng rau thủy canh trên diện tích 2.600m2, hiện chủ yếu sản xuất rau cải các loại, xà lách, cà chua, rau muống, bình quân 1 năm cho thu nhập 800 triệu đồng/năm, cao hơn cách trồng rau truyền thống khoảng 20 lần.
Huyện Thanh Trì đã xây dựng mô hình nhóm hộ trồng rau hữu cơ, diện tích bước đầu đạt 1,4ha; thực hiện các mô hình thử nghiệm sử dụng màng phủ Passlite, che vòm nilon để sản xuất rau trái vụ hạn chế sâu bệnh tại xã Yên Mỹ trong vụ hè; xây dựng mô hình phân loại, xử lý và sử dụng rác hữu cơ làm phân bón cho cây rau tại xã Yên Mỹ với 100 hộ tham gia…
Huyện cũng đã tổ chức thành công 3 điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm an toàn thực phẩm có truy xuất nguồn gốc tại thị trấn Văn Điển, Tứ Hiệp và Tân Triều. Nhờ đó, việc tiêu thụ sản phẩm rau của bà con có sự chuyển biến, 80% sản lượng rau trong đề án được liên kết tiêu thụ.
Đáng chú ý là từ chỗ trên địa bàn chưa có hộ tham gia thực hiện liên kết chuỗi (ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm) thì đến nay đã có 151 hộ tham gia liên kết sản xuất tiêu thụ với các doanh nghiệp, với tổng diện tích 37ha, giá thu mua ổn định và cao hơn giá thị trường khoảng 10 - 15%, đạt mục tiêu của đề án.
https://danviet.vn/trong-rau-an-toan-nong-dan-dat-thanh-tri-co-thu-nhap-650-700-trieu-ha-nam-20201006173643858.htm
Theo Thiên Hương/danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"
Về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban biên tập, Tổ quản trị Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh
Kiện toàn Ban biên tập Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh