Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có khoảng 120 cơ sở sản xuất rau an toàn, với diện tích canh tác gần 900 ha được cấp giấy chứng nhận; hơn 40 cơ sở sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích hơn 500 ha.
Sản lượng rau an toàn và rau được cấp giấy chứng nhận VietGAP đạt khoảng 40 - 45.000 tấn/năm, bằng 25% tổng sản lượng rau sản xuất trên địa bàn.
Từ năm 2012, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc đã phối hợp với Tập đoàn Quế Lâm sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Ban đầu thực hiện trồng lúa hữu cơ, sau đến chăn nuôi, liên kết áp dụng các mô hình chăn nuôi lợn, gà không sử dụng kháng sinh, tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học…Kết quả các mô hình triển khai khẳng định cây trồng, vật nuôi phát triển tốt, đặc biệt là môi trường chăn nuôi được cải tạo rất rõ rệt, hệ thống vi sinh vật trong đất sinh sôi trở lại, chất lượng nông sản đã tạo nên sự khác biệt hẳn so với cách làm trước đây.
Đây là cơ sở để tỉnh xác định hướng đi tất yếu giúp sản xuất nông nghiệp Vĩnh Phúc hướng đến nền nông nghiệp bền vững. Thời gian tới, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng giá trị kinh tế cao gắn với nhu cầu thị trường, liên kết sản xuất hàng hóa theo chuỗi, nâng cao giá trị gia tăng, tạo ra sản phẩm chất lượng, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Theo Nam Khánh/nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã