Ông Nguyễn Văn Chí, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: Đến nay, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã xây dựng và duy trì 141 chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông sản. Trong đó, bao gồm có các chuỗi sản phẩm có nguồn gốc động vật và các chuỗi sản phẩm có nguồn gốc thực vật. Nhiều chuỗi đã thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân tham gia hợp tác xây dựng chuỗi, qua đó, xây dựng được trên 40 nhãn hiệu được bảo hộ như: gà đồi Ba Vì, gà đồi Sóc Sơn, gà Mía Sơn Tây, vịt Vân Đình, nhãn Đại Thành, gạo thơm Bối Khê... Thành phố cũng đã thí điểm cấp 8 giấy xác nhận cho 8 cơ sở của 15 chuỗi rau, thịt với 18 điểm kinh doanh thực phẩm của nhiều chuỗi nông sản an toàn để tập trung truyền thông, quảng bá, tuyên truyền các sản phẩm an toàn theo chuỗi.
Trong tổng số chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ có 29 chuỗi do các doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý và 113 chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm với 1.379 sản phẩm nông sản được kiểm soát. Các sản phẩm theo chuỗi được phân phối tại 110 siêu thị, trên 1.400 cửa hàng kinh doanh tổng hợp, 300 cửa hàng chuyên doanh nông sản. Trung bình mỗi ngày các chuỗi cung cấp cho thị trường Hà Nội trên 60 tấn thịt lợn, 2 tấn thịt bò, 36 tấn gia cầm, 300.000 quả trứng, 40 tấn thịt chế biến, 80 tấn sữa tươi và gần 100 tấn rau an toàn.
Theo ông Nguyễn Văn Chí, từ thực tiễn sản xuất, Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội đã tham mưu Sở NN&PTNT triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và liên kết theo chuỗi trong thời gian tới. Trong đó, xây dựng các chương trình, dự án về các cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng an toàn, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, đặc biệt là các vùng sản xuất tham gia mô hình chuỗi; khuyến khích phát triển sản xuất, phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, trồng trọt ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nhân rộng mô hình mỗi xã một sản phẩm gắn với phát triển thị trường nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo giá trị gia tăng cao, phù hợp với nhu cầu thị trường và tiến tới xuất khẩu.
Cùng với đó, thúc đẩy liên kết, hợp tác sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản; tăng cường xúc tiến đầu tư, quảng bá sản phẩm nông nghiệp, đẩy mạnh mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị. Cùng với đó, tăng cường cho công tác tuyên truyền, thực hiện hiệu quả các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, phát triển sản xuất, hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ…
Theo Thanh Bình/hanoi.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã