Hiện nay, sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ đã xuất hiện ở 33/63 tỉnh, thành, trong đó có không ít mô hình đạt hiệu quả kinh tế khá cao, mở ra hướng đi mới trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Diện tích canh tác hữu cơ năm 2016 là 77.000 ha, gấp 3,6 lần so với năm 2010. Về sản xuất nông sản hữu cơ, cả nước có 26 đơn vị tham gia với diện tích 4.100 ha ở 15 tỉnh, thành, tập trung ở Hà Nội, Hòa Bình, Lào Cai, Hà Giang, Hà Nam, Lâm Đồng, Cà Mau, Bến Tre, Bà Rịa - Vũng Tàu...
Việc sản xuất NNHC hiện nay theo nhận định của nhiều người, cơ hội còn ít mà khó khăn thách thức rất nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do quy trình sản xuất khắt khe, phải có thời gian khá dài để cải tạo đất, thị trường tiêu thụ chưa ổn định, chi phí chứng nhận cao và thủ tục phức tạp.
NNHC là xu thế, là an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường. Theo GS. Nguyễn Ngọc Kính, nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ (Bộ NN&PTNT), chỉ nên sản xuất khi có đơn đặt hàng, có sự kết nối giữa người sản xuất với doanh nghiệp. Nếu làm tràn lan mà không có nơi tiêu thụ sẽ gây thiệt hại cho người sản xuất. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết, với NNHC phải có bước đi phù hợp, không phát triển tràn lan. Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp phát triển NNHC, với hộ hay tổ nhóm thì chỉ khuyến khích sản xuất theo hướng NNHC.
Nguồn: nguoichannuoi.com
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã